Thực hiện kế hoạch "Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố" trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp và xây mới công viên Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo. Theo đó, Thành phố sẽ tập trung nâng cấp các khu vực chính và các khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan, tăng cường bổ sung hệ thống chiếu sáng, ghế ngồi, nhà vệ sinh, cây cảnh.
Công viên Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ hay còn được gọi là vườn thú Thủ Lệ là một khu vui chơi được có diện tích 28ha tại Hà Nội. Được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1975, đúng dịp sinh nhật Bác, đây là một dự án du lịch mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Thủ đô.
Khuôn viên của công viên Thủ Lệ bao gồm 6ha là hồ nước, còn lại hơn 22ha là đất nền. Khu đất nền được xây dựng khu vui chơi, vườn thú phục vụ hoạt động trải nghiệm, tham quan của du khách.
|
Ngay trước lối cửa ra vào, hàng rào tôn ngăn cách công trình đang xây dựng dang dở gây mỹ quan công viên. Ảnh: Kiều Ly |
|
Tấm biển cảnh báo nguy hiểm cũng không còn được nguyên vẹn. Ảnh: Kiều Ly |
|
Không khó bắt gặp hiện tưởng rỉ sét tại các công trình nơi đây. Ảnh: Kiều Ly |
|
Khu vực nuôi voi, những mảng tường hiện rõ dấu vết xuống cấp theo thời gian. Ảnh: Kiều Ly |
|
Khu vực nuôi voi, những mảng tường hiện rõ dấu vết xuống cấp theo thời gian. Ảnh: Kiều Ly |
|
Hành lang dọc theo bờ hồ, ngăn cách khu vực nuôi nhốt xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Kiều Ly |
|
Nhiều đoạn, thanh chắn đã vỡ vụn sau nhiều năm. Ảnh: Kiều Ly |
|
Khu vực chuồng nuôi tường bám rêu phong, vắng vẻ khách thăm quan. Ảnh: Kiều Ly |
|
Khu vực nhà thuyền, những chiếc thuyền thiên nga tróc sơn, nằm buồn bã tại bến đợi. Ảnh: Kiều Ly |
|
Cảnh quan phía bên phải công viên. Ảnh: Kiều Ly |
|
Cảnh quan phía bên phải công viên. Ảnh: Kiều Ly |
Công viên Thống Nhất
Công viên Thống Nhất được biết đến là công viên lớn nhất Hà Nội với diện tích mặt hồ lên đến 28ha. Tọa lạc trên đường Trần Nhân Tông, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, công viên tiếp giáp với 4 mặt phố Trần Nhân Tông, Đại Cồ Việt, Lê Duẩn và Nguyễn Đình Chiểu.
Công viên Thống Nhất xây dựng dựa trên lao động tự nguyện của người dân Hà Nội với mong muốn đất nước sớm ngày thống nhất, người dân Bắc Nam sớm ngày đoàn tụ. Cái tên “Thống Nhất” mang một ý nghĩa, nguyện vọng đặc biệt của người dân Miền Bắc nói riêng và cả người dân Việt Nam nói chung.
Từng có thời điểm công viên Thống Nhất được gọi là công viên Lê Nin, nhưng sau này khi vườn hoa Chi Lăng được gọi là vườn hoa Lê Nin thì công viên Thống Nhất lại trở về với tên gọi cũ của mình.
|
Tại công viên Thống Nhất, sau hơn 60 năm đưa vào sử dụng, đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp và hư hỏng tạo ra những cái bẫy nguy hiểm đối với người dân đến đây vui chơi, giải trí. |
|
Trong khuôn viên, nhiều con đường lát gạch bị bung lên, gạch vỡ nằm rải rác trong khi nhiều đoạn đường nhựa lồi lõm, nứt toác, đặc biệt là những đoạn gần bờ hồ. |
|
Tại khu vực vui chơi cho trẻ em, khu tập thể dục cho người lớn, nhiều hạng mục cũng hoen rỉ, xuống cấp gây ảnh hưởng đến trải nghiệm vui chơi cũng như an toàn với người tham gia. |
|
Một số thiết bị cũ nát nhưng không được rào bảo vệ hay có biển báo nguy hiểm. |
|
Nhiều hạng mục đã xuống cấp tạo ra những cái bẫy nguy hiểm đối với người dân. |
Công viên Bách Thảo
Công viên Bách Thảo được xây dựng từ năm 1890 bởi thực dân Pháp với mục đích duy trì, bảo tồn và phát triển các nguồn cây quý của Việt Nam. Trước đây, Bách Thảo 33ha, hiện chỉ còn khoảng trên 10 ha.
Trải qua hơn 130 năm kể từ đó đến nay, nơi đây vẫn giữ nguyên sứ mệnh trở thành địa chỉ bảo tồn các nguồn thực vật quý của đất nước, không chỉ vậy đây còn là điểm đến, điểm tham quan được không chỉ người dân Hà Nội mà cả du khách nơi khác ghé thăm khi tới du lịch Thủ đô. Hiện nay, công viên này cũng đã có nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
|
Dấu ấn thời gian đã hằn sâu trên các công trình trong công viên Bách Thảo. |
|
Ghế đá gãy nát đã lâu nhưng không có người sửa chữa trong công viên Bách Thảo. |
|
Nhiều lối đi trong công viên cũng đã sụt lún, bong tróc. |
|
Vườn Bách Thảo trước đây vốn là nơi trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc mang giá trị nghệ thuật, thế nhưng cùng với thời gian do không được bảo trì thường xuyên, nên đã hư hỏng. |
|
Một số tác phẩm nổi tiếng được trưng bày như “Người chơi vĩ cầm” đã hư hỏng nặng, không còn cánh tay và đàn, không thể nhận ra tác phẩm nghệ thuật lúc đầu khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối xót xa. |
|
Do không được bảo trì thường xuyên, đến nay nhiều hạng mục cũng đang nứt vỡ và hoen rỉ. |