Khách hàng loay hoay tìm kênh đầu tư cuối năm khi lo sợ lãi suất tiết kiệm giảm

Lãi suất các ngân hàng đồng loạt giảm sâu khiến nhiều người băn khoăn không biết nên đầu tư tiền vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lời.

Lãi suất tiết kiệm giảm, người dân loay hoay chọn kênh đầu tư

Thời điểm cuối năm 2020, dịch Covid-19 ở Việt Nam về cơ bản đã được kiểm soát tốt, kinh tế xã hội đang từng bước hồi phục. Đây cũng là thời điểm nhiều khách hàng tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn, có thể sinh lời.

Khách hàng loay hoay tìm kênh đầu tư cuối năm khi lo sợ lãi suất tiết kiệm giảm - Ảnh 1
Người dân loay hoay tìm kênh đầu tư khi lãi suất tiết kiệm đồng loạt giảm sâu

Gửi tiết kiệm lâu nay vốn được coi là kênh đầu tư được nhiều khách hàng lựa chọn. Thế nhưng, gần đây, khi lãi suất ngân hàng liên tục giảm, khiến việc quyết định đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu trở thành vấn đề nan giải của không ít người.

Cụ thể, sau quyết định giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vào cuối tháng 9/2020, nhiều ngân hàng đã đồng loạt cắt giảm lãi suất. Theo khảo sát, đã có 3 trong số 4 ngân hàng lớn có vốn nhà nước là Vietcombank, BIDV và Vietinbank đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm.

Điển hình, “ông lớn” Vietcombank là cái tên mới nhất “hâm nóng” cuộc đua hạ lãi suất tiền gửi. Theo biểu lãi suất mới nhất, Vietcombank đã điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào ở nhiều kỳ hạn, với mức giảm từ 0,1-0,3 điểm %: Với lãi suất gửi kỳ hạn 1-2 tháng còn 3%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 3,3%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng còn 3,9%/năm…

Trước việc nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm, người dân loay hoay không biết nên lựa chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn, vừa có thể sinh lời. Bà Phạm Thị Hòa (Ba Đình, Hà Nội) cho hay bản thân thấy rất xót khi lãi suất liên tục hạ, số tiền lãi bà nhận được từ tổng tiền gửi ngân hàng 2 tỷ đồng cứ giảm dần. Bà cho biết nhiều lúc muốn “rút tiền ra”, nhưng vì lớn tuổi không biết kênh nào sẽ là kênh đầu tư an toàn nên lại thôi. Theo bà Hòa, không chỉ bản thân bà mà nhiều người trong độ tuổi của bà do không có nhiều kiến thức, thông tin biến động của thị trường nên rất ngại đầu tư vào những kênh rủi ro.

Khách hàng loay hoay tìm kênh đầu tư cuối năm khi lo sợ lãi suất tiết kiệm giảm - Ảnh 2
Lãi suất tiết kiệm giảm, nhiều người chọn đầu tư bất động sản

Trong khi đó, có không ít người trẻ lựa chọn vàng và chứng khoán làm kênh đầu tư khi lãi suất tiết kiệm ngân hàng đồng loạt giảm. Chị Ngô Minh Hà (hướng dẫn viên du lịch ở Bình Thuận) cho biết khi lãi suất ngân hàng giảm, chị đã dành một phần tiền tiết kiệm để tham gia vào thị trường vàng và chứng khoán. Tuy nhiên vì chưa có kinh nghiệm nên mỗi lần chi tiền mua bán cổ phiếu là một lần chị hồi hộp, lo sợ rủi ro. Đặc biệt, thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện vẫn biến động khôn lường do tác động của đại dịch Covid-19.

Nên “cất” tiền nhàn rỗi vào đâu?

Ngoài vàng và chứng khoán, đầu tư vào bất động sản cũng là một kênh được nhiều người quan tâm. Đây được cho là kênh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao.

Theo các chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có bất động sản. Nhưng khi kinh tế phục hồi, đây cũng là ngành tăng trưởng trở lại nhanh nhất. Đặc biệt là bất động sản du lịch/nghỉ dưỡng tại các thành phố biển. Vì tiềm năng phát triển du lịch kết hợp với sự khan hiếm (do quỹ đất ven biển có hạn) nên có thể nói đây vẫn là kênh bất động sản có tiềm năng tăng giá tốt, thu hút các nhà đầu tư cũng như khách hàng đang sẵn tiềm lực về tài chính.

“Tôi có 3 tỷ đang gửi tiết kiệm ngân hàng sắp hết hạn. Nhiều tháng nay, lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm sâu, tiền lãi mà tôi có được từ khoản tiền gửi vào đã không còn hấp dẫn, nên đang có ý định khi hết kỳ hạn sẽ rút ra để đầu tư vào bất động sản vì thấy đây là một kênh sinh lời cao”, anh Phạm Anh Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ và cho biết sẽ dành thời gian tìm hiểu về các sản phẩm bất động sản tại các thành phố biển có tiềm năng tăng giá, sinh lời, cũng như các vấn đề pháp lý để tránh gặp rủi ro khi đầu tư.

Trong khi đó, anh Vũ Văn Tiến (Lạng Sơn) đã quyết định chuyển kênh đầu tư từ gửi tiết kiệm ngân hàng sang bất động sản khi lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm mạnh. Bất động sản du lịch có cam kết về lợi nhuận từ Chủ đầu tư lớn là mục tiêu mà anh Tiến hướng tới bởi bên cạnh những thuận lợi về du lịch, cơ sở hạ tầng, thì điều anh quan tâm nhất là khả năng sinh lời chắc chắn và an toàn.

“Với nhiều yếu tố cộng hưởng thuận lợi, tôi mong rằng bất động sản du lịch tại các thành phố biển sẽ là ‘mảnh đất hứa’, vừa an toàn nguồn vốn, vừa có khả năng sinh lời cao”, anh Tiến cho biết.

Theo các chuyên gia kinh tế, với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, người dân lâu nay vẫn lựa chọn ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ được xem là kênh bảo toàn vốn, không phải là kênh sinh lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, đặc biệt với mức lãi suất hiếm thấy trong thời điểm hiện tại. Và trên thực tế xét về trung hạn và dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt, có dư địa lớn nhất hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về đầu tư bất động sản lãi suất được đảm bảo 14%/năm, trân trọng kính mời Anh/Chị tham gia talkshow CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ, diễn ra vào 9h00 thứ Bảy ngày 19/12/2020 tại Sàn giao dịch bất động sản Novaland, số 63-65 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Minh Minh

Theo Báo Đất Việt