Kinh doanh lao dốc, loạt lãnh đạo chủ chốt nghỉ việc, Coteccons có thể hoàn thiện loạt gói thầu nghìn tỷ?
Coteccons vốn được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng khi đại dịch qua đi, nhưng giờ đây triển vọng này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và kết qua kinh doanh quý 3/2020 không mấy khả quan đã phần nào nói lên điều đó.
‘Lao đao’ vì dính ‘khủng hoảng kép’
Năm 2020 là khoảng thời gian Coteccons (Mã CK: CTD) phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 cùng với những xung đột nội bộ giữa ban lãnh đạo và các cổ đông lớn ở nước ngoài, khiến cho mọi hoạt động của CTD gần như" giậm chân tại chỗ". Từ đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được coi là số 1 trong ngành Xây dựng liên tục có dấu hiệu giảm sút.
Hiện những thông tin liên quan đến nhân sự cấp cao tại doanh nghiệp này vẫn còn khá nóng. Thông tin ông Nguyễn Bá Dương, người đã dẫn dắt Coteccons trở thành nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, đã từ chức Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 2/10. Sau đó, hàng loạt nhân sự chủ chốt đã làm lên tên tuổi Coteccons cũng rời đi.
Sự rời đi của ông Dương, cùng với dàn lãnh đạo cốt cán đã đánh dấu thời kỳ của một Coteccons nằm dưới sự kiểm soát của nhóm nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu là Kustocem Pte Ltd (“Kusto”). Hiện, Giám đốc Kusto Việt Nam - ông Bolat Duisenov đã ngồi vào ghế Chủ tịch Coteccons.
Từ đó đến nay hoạt động kinh doanh của danh nghiệp được coi là số 1 trong ngành Xây dựng liên tục có dấu hiệu "lao dốc".
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 cho thấy, doanh thu của CTD giảm mạnh từ 6.225 tỷ đồng xuống còn 2.807 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019, lũy kế 9 tháng đầu năm cũng ghi nhận giảm xuống chỉ còn gần 10.332 tỷ đồng so với lũy kế 9 tháng năm ngoái.
Kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng đầu năm cũng giảm mạnh, chỉ đạt hơn 369 tỷ đồng, được coi là thấp nhất trong 5 năm qua. Trong khi đó CTD trong thời kỳ đỉnh cao, lên tới hơn 1.600 tỷ đồng một năm, vào năm 2017.
Một điểm sáng CTD là biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đã có xu hướng cải thiện hơn so với cùng kỳ khi đạt 5,99% (cùng kỳ chỉ là 4,07%). Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm so với quý liền trước và kết thúc đà tăng 5 quý liên tiếp.
Về lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động của CTD cho thấy, dòng tiền của doanh nghiệp này luôn âm trong những năm trở lại đây. Tính đến hết tháng 9 năm nay CTD ghi nhận dòng tiền âm lên tới hơn 434 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng tài sản của IDC đạt 14.056 tỷ đồng, giảm 2.143 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó hàng tồn kho tại dự án 58 Tây Hồ gần 159 tỷ đồng, và chi phí dở dang tại các công trình khác gần 1.299 tỷ đồng.
Về khoản nợ phải trả của CTD có sự giảm sút so với hồi đầu năm, từ hơn 7.729 tỷ đồng xuống còn hơn 5.546 tỷ đồng tính đến tháng 9/2020. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao, đạt hơn 5.498 tỷ đồng chiếm 39% trong cơ cấu tổng tài sản. Về nợ dài hạn có xu hướng tăng, năm 2018 nợ ngắn hạn của CTD đạt 9.195 tỷ đồng, năm 2019 đạt 19.030 tỷ đồng đến 30/9/2020 tăng mạnh lên dến hơn 47.995 tỷ đồng.
Đáng chú ý, CTD có lượng tiền mặt và tiền gửi hiện lên đến 3.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn đang có "của để dành" với thặng dư vốn 3.039 tỷ, lợi nhuận giữ lại hơn 400 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 4.667 tỷ đồng.
Liên tục cắt giảm các chỉ tiêu, liệu có ‘dễ sống?
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo dự phóng kết quả kinh doanh năm 2020 và 2021 của CTCP Xây dựng Cotescons (CTD).
Cụ thể, VCSC đã điều chỉnh giảm dự phóng năm 2020 còn 10.000 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 22% so với năm ngoái, dẫn đến điều chỉnh mức giảm 10% đối với doanh thu 2020 đạt 15.200 tỷ đồng, tương ứng giảm 36%.
Bên cạnh đó, theo nhận định của VCSC, bối cảnh cạnh tranh hiện tại sẽ hạn chế khả năng gia tăng biên lợi nhuận của Coteccons. Do đó, VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2020 - 2021 của Coteccons đạt 5,8% so với mức 5,9% trong 9 tháng năm 2020.
VCSC cho rằng dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra của Coteccons sẽ tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng kí mới trong năm 2020.
“Dấu hỏi về năng lực thực hiện khi CTD trúng thầu hàng loạt các dự án ‘khủng”
Mới đây, Coteccons cùng với công ty con là Unicons vừa ghi nhận liên tiếp trúng thầu 5 dự án với tổng giá trị hợp đồng ký kết gần 3.200 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án làm tổng thầu thiết kế và thi công.
Cụ thể, Coteccons trúng thầu thiết kế và thi công hai dự án là The Emerald Golf View và Khách Sạn Sea Stars Hạ Long, tổng giá trị gói thầu là 2.400 tỷ đồng. Ngoài ra, Coteccons cũng được chọn làm tổng thầu thiết kế và thi công thi công giai đoạn 2 của dự án Khách sạn Sea Stars Hạ Long, giá trị đầu từ 1.000 tỷ đồng.
Đầu tháng 7, Unicons thuộc Coteccons đã ký kết hợp tác thi công hai tháp Park 4 và Park 5 trong cụm dự án PiCity High Park do tập đoàn Pi Group đầu tư phát triển. Tổng thầu Thiết kế và Thi công Khu Khách sạn 6 tầng Đối với khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). Tiếp theo là gói thầu trị giá 430 tỷ đồng về việc hoàn thiện mặt ngoài các căn song lập, đơn lập, tứ lập và Biệt thự Sun Grand City đối với tổ hợp Sun Grand Feria Hạ Long của Tập đoàn Sungroup.
Và gần đây nhất, vào ngày 10/11, CTD đã cất nóc tháp B cao 44 tầng tại dự án The Matrix One do CTCP Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư và CTCP Tập đoàn MIKGroup làm đơn vị phát triển, dự kiến gói thầu này sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
Với kết quả kinh doanh lao dốc, việc triển khai hàng loạt dự án, CTD đang khiến giới đầu tư băn khoăn, liệu doanh nghiệp có đủ tiềm lực để triển khai những dự án với quy mô lớn như trên không?