Lãnh đạo ngân hàng mua hàng trăm nghìn cổ phiếu thưởng ESOP
Một loạt ngân hàng thông báo phát hành lượng lớn cổ phiếu thưởng ESOP cho cán bộ nhân viên. Theo đó, dàn lãnh đạo cấp cao mua hàng trăm nghìn cổ phiếu thưởng.
Lãnh đạo ngân hàng OCB, VIB,... mua cổ phiếu thưởng ESOP
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), hai lãnh đạo OCB (HoSE: OCB) là Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng và Phó tổng giám đốc Trương Đình Long vừa có thông báo đăng ký mua 468.000 cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Giao dịch được thực hiện theo phương thức nộp tiền mua cổ phiếu từ tổ chức phát hành ESOP, thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 5/9 đến 17/9.
Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Tùng tăng từ 0,04% lên hơn 0,06%, tương đương với 853.002 cổ phần.
Phó Tổng giám đốc Trương Đình Long đăng ký mua 168.000 cổ phiếu. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên 443.095 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,03%.
Trước đó, ngân hàng OCB đã có thông báo phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với tổng giá trị phát hành là 50 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 0,365% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 5/9 đến 17/9.
OCB cho biết cổ phiếu mới phát hành theo chương trình ESOP chịu hạn chế chuyển nhượng 4 năm kể từ ngày phát hành, sau mỗi năm được chuyển nhượng 25%.
Mục đích phát hành là giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của cơ quan chức năng. Theo đó, việc phát hành lượng cổ phiếu ESOP còn giúp ngân hàng tăng trưởng quy mô, tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng kế hoạch mở rộng mạng lưới giao dịch của OCB.
Cụ thể, bao gồm cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35% đang chờ về, ông Ân Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban Pháp chế và Quản trị doanh nghiệp nhận nhiều cổ phiếu nhất với hơn 220.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lên 0,219%.
Tiếp theo là bà Phạm Thị Minh Huệ, Kế toán trưởng nhận 202.218 cổ phiếu, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 0,013%, sau đó là ông Trần Nhất Minh (217.365 cổ phiếu, tỷ lệ 0,135%), ông Hồ Vân Long (193.365 cổ phiếu, nâng tỷ lệ lên 0,436%) và ông Hàn Ngọc Vũ (28.857 cổ phiếu, nâng tỷ lệ lên 0,207%).
Theo phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022, VIB dự kiến phát hành hơn 554 triệu cổ phiếu để chia thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng mức vốn điều lệ lên hơn 21.000 tỷ đồng, tăng hơn 5.545 tỷ đồng.
Cụ thể, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc thường trực đăng ký mua 350.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công tỷ lệ sở hữu nâng lên từ 0,04% lên 0,05%, tương ứng với việc sở hữu 1,7 triệu cổ phần TCB.
Ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc đăng ký mua 97.770 cổ phần, sau giao dịch số lượng cổ phiếu ông sơn nắm giữ là 2,14 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 0,06%.
Hai Phó Tổng giám đốc khác là ông Phạm Quang Thắng và ông Kalyanaraman Sivaramakrishnan cũng đăng ký mua lần lượt gần 81.000 cổ phiếu và hơn 42.000 cổ phiếu.
Bà Bùi Thị Khánh Vân, kế toán trưởng ngân hàng Techcombank đăng ký mua 5.318 cổ phần.
Ngoài ra, bà Thái Hà Linh, người được ủy quyền công bố thông tin đăng ký mua hơn 111.000 cổ phần, bà Nguyễn Thu Lan, người có liên quan của Thành viên HĐQT độc lập cũng đăng ký hơn 100.000 cổ phiếu. Ông Nguyễn Tuấn Minh, người phụ trách quản trị ngân hàng đăng ký 55.764 cổ phần.
Mới đây, ngân hàng Techcombank đã phát hành hơn 6,32 triệu cổ phiếu phổ thông cho 270 người lao động, tương ứng 100% tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Trong đó 5,3 triệu cổ phần phát hành cho người lao động Việt Nam và 967.367 cổ phần phát hành cho người lao động nước ngoài.
Tổng số cổ phiếu sau đợt phát hành (29/8/2022) là 3,5 tỷ cổ phiếu. Thời gian dự kiến chuyển giao cổ phiếu là tháng 9/2022. Sau khi phát hành, mức vốn điều lệ tăng lên 35.109 tỷ đồng.
Trong đó, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB nhận nhiều cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP nhất với 90.000 cổ phiếu.
Tiếp theo là Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Hoà (75.000 cổ phiếu), bà Nguyễn Ngọc Như Uyên và ông Nguyễn Khắc Nguyện cùng nhận 70.000 cổ phiếu, ông Bùi Tấn Tài nhận 50.000 cổ phiếu...
Bên cạnh đó, Ban chấp hành Công đoàn ACB cũng chuyển nhượng hơn 4,1 triệu cho nhân viên theo quy chế ESOP của ngân hàng. Công đoàn sẽ thực hiện chuyển quyền sở hữu thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Trước đó, vào đầu tháng 7/2022, ngân hàng ACB niêm yết bổ sung 675,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng nâng lên 33.774 tỷ đồng. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ 6/7.
Cụ thể, ngân hàng đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%. Nhà đầu tư giữ 100 cổ phiếu ACB sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu.
Chương trình ESOP hướng đến đối tượng nào?
Mặc dù các ngân hàng liên tục triển khai các chương trình ESOP trong những năm gần đây nhưng chính sách này chủ yếu dành cho một số ít nhân sự cấp cao.
Việc chào bán ESOP được cho là một món quà giá trị dành cho các "sếp" ngân hàng, bởi mức giá bán cổ phiếu ưu đãi đều thấp hơn rất nhiều giá thị trường.
Mục tiêu của ESOP là tạo động lực cho người lao động, khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, nhân viên công ty... Ngoài ra, chương trình này còn giúp những nhân sự này này giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi so sánh với thưởng bằng tiền. Chính vì vậy, ESOP sẽ thúc đẩy năng suất cũng như níu kéo và thu hút nhân tài, qua đó tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Tác dụng từ những chương trình ESOP là không thể phủ nhận tuy nhiên hoạt động này cũng tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không nhỏ giữa ban lãnh đạo công ty và các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ.
Theo giới phân tích, ESOP sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ. Bởi hiểu nôm na, ESOP là việc doanh nghiệp sử dụng một phần tiền của cổ đông để thưởng cho cán bộ nhân viên. Cùng với đó, khi phát hành quá nhiều ESOP cũng sẽ làm gia tăng lượng cung cổ phiếu trên thị trường, gây áp lực giảm giá.
Băn khoăn về việc ngân hàng liên tục phát hành ESOP trong những năm gần đây, nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo các ngân hàng trong các kỳ đại hội cổ đông thường niên. Và câu trả lời nhận được hầu hết là chương trình ESOP không những giúp giữ chân nhân tài trong giai đoạn làm việc mà còn gắn quyền lợi của họ với giá trị của tổ chức, từ đó tạo động lực để họ tạo giá trị tốt hơn cho tổ chức trong thời gian làm việc.