Ngân hàng hạ giá hơn 400 tỷ khoản nợ của 1 'ông lớn' bất động sản
Sacombank bán đấu giá khoản nợ xấu gần 600 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát với giá khởi điểm chỉ 189 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ xấu gần 600 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát tại Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo (TP.HCM).
Tổng nghĩa vụ khoản nợ của CTCP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát tại Sacombank tính đến 27/4/2021 là hơn 596 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc hơn 188 tỷ đồng, nợ lãi gần 408 tỷ đồng.
Theo Sacombank, khoản nợ này phát sinh theo hợp đồng tín dụng từng lần ngày 23/11/2012 và thỏa thuận sửa đổi, bổ sung ngày 20/11/2013 giữa Địa ốc Vạn Phát tại Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo.
Giá trị khoản nợ tính đến 27/4/2021 là hơn 596 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc hơn 188 tỷ đồng, nợ lãi gần 408 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là 40 triệu cổ phiếu DTR của CTCP Bất động sản Đô Thành.
Mặc dù giá trị khoản nợ lên đến gần 600 tỷ đồng nhưng Sacombank cho hay giá khởi điểm của khoản nợ chỉ 189 tỷ đồng.
Sacombank cho hay, bên mua được khoản nợ sẽ chịu thanh toán toàn bộ các khoản thuế, chi phí liên quan đến việc mua, bán khoản nợ (nếu có). Khách hàng có trách nhiệm tìm hiểu kỹ về hồ sơ pháp lý của khoản nợ, tự tìm hiểu và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý, thông tin liên quan đến khoản nợ bán đấu giá trước khi đăng ký tham gia đấu giá.
Khách hàng có trách nhiệm tìm hiểu kỹ về hồ sơ pháp lý của khoản nợ, tự tìm hiểu và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý, thông tin liên quan đến khoản nợ bán đấu giá trước khi đăng ký tham gia đấu giá.
Trước đó vào hồi đầu tháng 7, Sacombank từng rao bán đấu giá khoản nợ này của Công ty Địa ốc Vạn Phát và tiến hành tổ chức đấu giá vào đầu tháng 8 nhưng đến nay khoản nợ này vẫn chưa ai mua.
Về Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, doanh nghiệp này thành lập tháng 8/2010 do ông Lê Hữu Hà làm Tổng Giám đốc, vốn điều lệ 120 tỷ đồng. Địa ốc Vạn Phát là nhà phân phối bất động sản có tiếng tại khu vực phía Nam.
Dù liên tiếp hạ giá khởi điểm, song gần đây, nhiều ngân hàng vẫn khó thu hồi nợ, đặc biệt với các khoản nợ ngàn tỷ đồng.
Có muôn vàn lý do khiến các khoản nợ ngàn tỷ của ngân hàng ế ẩm. Ngoài tài sản đảm bảo có thanh khoản kém còn do bên bảo đảm không hợp tác bàn giao tài sản đảm bảo. Khoản nợ được bán theo hình thức không truy đòi. Như vậy, ngay cả khi thành công mua rẻ, chủ nợ mới cũng khó lòng lấy về được tài sản đảm bảo của khoản nợ để xử lý. Ngoài ra, cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ tại nước ta chưa hoàn thiện cũng là một lý do khiến thị trường mua bán nợ chưa thể sôi động.
Thị trường bất động sản trầm lắng, dẫn đến xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi không luật hóa quy định về thu giữ tài sản đảm bảo càng khiến việc xử lý nợ của ngân hàng thêm khó.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, dù pháp luật cho phép ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ, song thực tế, việc xử lý tài sản đảm bảo không đơn giản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, nợ xấu có nguy cơ gia tăng, sau khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu nợ hết hiệu lực vào cuối năm 2024, ngân hàng sẽ có khả năng siết chặt hơn hoạt động cho vay để phòng ngừa rủi ro.