Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót 1,8 tỷ để trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam

Chống đỡ ngồi nhà này là 108 cây cột, toàn bộ đều được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương, căm xe...

Nằm giữa vườn cây ăn trái xum xuê ở số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang là một biểu tượng kiến trúc lịch sử và nghệ thuật, được mệnh danh là "Cửu đại mỹ gia" Việt Nam - 1 trong 9 ngôi nhà đẹp tại Việt Nam

Năm 2002, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã công nhận đây là 1 trong 9 ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam (cửu đại mỹ gia). Sau đó, tổ chức này đã tài trợ 1,8 tỷ đồng để vợ chồng ông Kiệt trùng tu tôn tạo. Ngoài ra căn nhà này cũng được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa.

Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót 1,8 tỷ để trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam - Ảnh 1
Ngôi nhà theo phong cách làng quê vùng đất Nam Bộ. Ảnh Internet  
Ngôi nhà theo phong cách làng quê vùng đất Nam Bộ. Ảnh Internet  

Đây là ngôi nhà đầu tiên của dòng họ Trần xây từ năm 1838 khi di cư vào Tiền Giang. Thuộc quyền sở hữu của ông Trần Tuấn Kiệt. Bên ngoài ngôi nhà cổ, được biết đến với cái tên "cửu đại mỹ gia" của ông Trần Tuấn Kiệt, thể hiện sự huy hoàng và quyền uy của gia đình Trần. Đến năm 2011, sau khi ông Kiệt qua đời, ngôi nhà cổ 180 tuổi đã trải qua 5 đời này được bà Lê Thị Chính - vợ ông Kiệt coi sóc và gìn giữ.

Tổng diện tích Nhà cổ Ông Kiệt lên đến gần 1000m2. Chống đỡ nhà có 108 cây cột, toàn bộ đều được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương, căm xe... Trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách của ngôi nhà là các hoa văn được chạm khắc công phu. Đây là một trong những nét đẹp đặc trưng của phong cách kiến trúc tại vùng đất Nam Bộ. Dù trải qua 200 năm, ngôi nhà đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót 1,8 tỷ để trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam - Ảnh 2
Toàn bộ ngôi nhà dùng gỗ chủ đạo xây dựng. Ảnh Internet  
Toàn bộ ngôi nhà dùng gỗ chủ đạo xây dựng. Ảnh Internet  

Tiêu biểu phải kể đến những nét hoa văn được chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất tinh vi theo phong cách truyền thống xưa tại vùng đất Nam Bộ. Mái được lợp ngói âm dương một hàng sấp một hàng ngửa điển hình của kiến trúc cổ. Đặc biệt, toàn bộ ngôi nhà này được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ mà không dùng bất cứ 1 cây đinh sắt nào nhưng vẫn rất vững chắc.

Bà Chinh cho biết, khi mới vào, ông mua một căn nhà gỗ nhỏ, ở đến đời ông nội mới làm thêm căn nhà gỗ lớn như bây giờ. Bởi vì vào giai đoạn xây nhà không có nhiều phương tiện nên phải mất đến 10 năm, ngôi nhà mới hoàn thành. Toàn bộ số lượng gỗ làm nhà này đều được nhập về từ Campuchia, vừa kết hợp vận chuyển bằng đường sông, sử dụng ghe, thuyền... vừa kết bè gỗ thả trôi theo dòng nước.

Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót 1,8 tỷ để trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam - Ảnh 3
Gỗ được vận chuyển từ các nước láng giếng. Ảnh Internet  
Gỗ được vận chuyển từ các nước láng giếng. Ảnh Internet  

Vật liệu sau khi cập bến thì dùng sức người, cả xe kéo, trâu kéo để đưa về. Theo lời ông Kiệt, sở dĩ nhà cổ có vườn cây trái sum suê là vì ngày trước, thợ làm nhà ăn bưởi, ăn trái cây, rồi vứt hạt ra vườn, nảy mầm lên cây. Khoảng 5 đến 7 năm thì cây ra hoa, ra trái. Căn nhà hoàn tất cũng là lúc vườn cây sai trái trĩu cành. 

Các liễn đối bên trong và tranh treo tường tại đây đều được cẩn xà cừ hết sức lộng lẫy. Nối liền các trục chính của ngôi nhà cổ là hệ thống bao được chạm trổ tỉ mỉ từ những tấm gỗ vuông. Họa tiết của chúng không chỉ mô phỏng lại các hình thức sinh hoạt dân gian mà còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa của người Nam Bộ.

Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót 1,8 tỷ để trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam - Ảnh 4
Ngôi nhà được trùng tu nhưng tất cả dáng vẻ và chất liệu vẫn giữ nguyên. Ảnh Internet  
Ngôi nhà được trùng tu nhưng tất cả dáng vẻ và chất liệu vẫn giữ nguyên. Ảnh Internet  

Nền Nhà cổ Ông Kiệt được xếp gạch tấm vuông nung thô, phối hợp rất tốt với gam màu tường gỗ và mái ngói. Để lấy ánh sáng và khí trời thì phần liễn song hồng trước nhà có chất liệu gỗ căm xe được đục đẽo thành hình vuông, rồi sắp xếp so le, trông rất ưng mắt.

Khuê Vân

Theo Chất lượng và Cuộc sống