Nới room tín dụng: Cơ hội cho thị trường bất động sản?

Nguồn cung nhà ở giá rẻ dành cho người thu nhập thấp thiếu hụt trầm trọng. Nhiều lý do khiến nhà đầu tư e ngại “đổ tiền” vào dự án giá rẻ. Trước tình trạng mất cân bằng cung cầu và để đảm bảo an sinh xã hội, Thủ tướng Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách mới cho người mua nhà và các dự án đủ điều kiện.

 

Nới room tín dụng: Cơ hội cho thị trường bất động sản? - Ảnh 1

Hỗ trợ từ ngân hàng

Tình trạng trầm lắng và động thái chờ đợi tín hiệu từ thị trường của nhà đầu tư đã kéo dài được một thời gian dài bởi việc tiếp cận nguồn vốn của vẫn còn khá khó khăn. Bên cạnh đó, là những diễn biến phức tạm trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu và bất động sản.

Bởi vậy, việc đưa ra giải pháp là điều cấp thiết để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được Nhà nước yêu cầu tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn và quản lý tổ chức tín dụng an toàn có hiệu quả. Thêm vào đó, nâng cáo chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân mua nhà ở xã hội, hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội có đủ điều kiện vay vốn.

Cụ thể, đầu tháng 12 vừa qua NHNN đã điều chỉnh nới room tín dụng từ 1,5 – 2% đồng nghĩa với việc tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Việc gia tăng hạn mức khiến mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay rơi vào khoảng 15,5 – 16% và tổng hạn mức tín dụng 12 tháng sẽ khoảng trên 400.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh nới room tín dụng từ 1,5 – 2%.  
Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh nới room tín dụng từ 1,5 – 2%.  

Doanh nghiệp cầu cứu

Trước tình trạng khó khăn hiện tại của thị trường, rất nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào tình cảnh mất thanh khoản, để cầm cự và tồn tại đành phải thực hiện những biện pháp như trì hoãn hoặc dừng triển khai đầu tư, thi công các dự án, dừng phát hành cổ phiếu, dừng IPO. Thậm chí, có doanh nghiệp còn phải ngậm ngùi cắt giảm đến hơn một nửa nhân sự.

Bên cạnh đó, các kênh huy động vốn từ tín dụng, trái phiếu, vốn huy động từ khách hàng rất khó tiếp cận nên không còn cách nào khác ngoài việc vay vốn từ bên ngoài với lãi suất cao ngất ngưỡng hoặc bán lại tài sản, sản phẩm BĐS chiết khấu cao với hy vọng tìm được dòng tiền xoay sở.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đưa ra văn bản đề nghị NHNN trình lên Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1% nâng mức tăng trưởng cả năm lên 15% để tăng thêm nguồn vốn tín dụng lên 100.000 tỷ dồng để có thể đủ nguồn vốn chi trả cho các hoạt động kinh doanh sản xuất trong dịp cuối năm và đầu năm mới sắp tới.

Ngoài ra, HoREA cũng đưa ra những tiêu chí để xác định những doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân có nhu cầu mua nhà đủ điều kiện vay vốn.

Trước tiên, các dự án vay vốn phải là những dự án có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, có tính khả thi cao hoặc đang trong quá trình xây dựng. Ưu tiên các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, chủ đầu tư có uy tín.

Việc bổ sung nguồn vốn có thể cứu vẫn các vấn đề khó khăn mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp phải, đưa trái phiếu trở lại thành kênh huy động vốn chủ yếu bên cạnh việc vay vốn tín dụng.

Các tổ chức tín dụng đáp ứng nguồn vốn cho hầu hết các ngành kinh tế. Do đó, chỉ nên sử dụng không quá 30% nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm để cho vay dài hạn tránh những lĩnh vực chứa nhiều rủi ro như chứng khoán và bất động sản.

Mặc dù vậy, các chính sách, cơ chế pháp luật đề ra cũng chỉ hỗ trợ thị trường một phần chứ không thể vực dậy hoàn toàn. Thị trường cần phải tự điều chỉnh, điều tiết cùng với áp dụng thêm một số những giải pháp kích cầu khác tạo thêm điều kiện cho người dân mua được nhà.

Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn bất động sản phục hồi trở lại thì những dự án đang bị đình trệ cần được cấp vốn để tiếp tục quá trình hoàn thiện, mở rộng thêm nguồn cung và sự lựa chọn cho người mua. Những dự án đủ điều kiện và đã có đầy đủ các thủ tục pháp lý cần được xem xét phê duyệt vay vốn.

Nguyên Ngọc

Theo Kinh doanh và Phát triển