Phát Đạt: Kinh doanh thắng lớn nhưng hàng tồn kho tăng đột biến

Theo BCTC hợp nhất quý III/2020 của Phát Đạt cho thấy, doanh nghiệp này ghi nhận thu về doanh thu lớn nhưng hàng tồn kho cũng đạt tăng cao, chiếm tới 64% tổng tài sản.

Phát đạt kinh doanh thắng lớn trong quý 3 

Kết thúc Quý III/2020, Phát Đạt (Mã: PDR) được xem là quý có nguồn doanh thu lớn nhất. Theo BCTC hợp nhất Quý III, 9 tháng đầu năm 2020 Phát Đạt ghi nhận doanh thu đạt trên 1.316 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ.

Lãi gộp mang về hơn 638 tỷ đồng, gấp 2,5 lần quý 3/2019. Tuy vậy biên lãi gộp sụt giảm mạnh từ 63% về còn 48% trong quý này.

Được biết, kết quả kinh doanh khả quan trong kỳ là do Phát Đạt đã bàn giao và ghi nhận doanh thu một số nền tại Phân khu số 2, đồng thời tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại Dự án Phân Khu số 9 và bắt đầu bàn giao một số nền đất của dự án này cho khách hàng.

Tính đên ngày 31/9/2020, tổng tài sản của Phát Đạt đạt 15.418 tỷ đồng, tăng 10,4% so với hồi đầu năm, do tăng hàng tồn kho là dự án Khu du lịch Bến Thành – Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu (+1.983 tỷ đồng); dự án tại xã Hàm Ninh, Kiên Giang và dự án Số 1 Ngô Mây, Quy Nhơn, Bình Định.

Nợ phải trả của Phát Đạt cũng tăng hơn 500 tỷ đồng so với hồi đầu năm, tương đương đạt 10.120 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền và các khoản tương đương tiền của PDR cũng giảm mạnh so với hồi đầu năm từ hơn 646.334 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 46.289 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ gần 1.705 tỷ đồng lên gần 2.366 tỷ đồng, chủ yếu ở Công ty CP TV-XD TM Thiên Minh với gần 253 tỷ đồng.

Năm 2020, PDR đặt kế hoạch 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được, PDR đã hoàn thành hơn 60% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm và gần 60% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm, còn cách xa đích của năm 2020. 

Hàng tồn kho cũng tăng đột biến

Kinh doanh thắng lợi tuy nhiên Phát Đạt cũng là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho cao nhất. Với lượng hàng tồn kho lên tới hơn 9.780 tỷ đồng, chiếm phần lớn tổng tài sản của Phát Đạt với tỉ trọng gần 64%, tính đến cuối tháng 09 năm nay. 

Hàng tồn kho tập trung ở hai dự án gồm The EverRich 2 (River City) và The EverRich.
Hàng tồn kho tập trung ở hai dự án gồm The EverRich 2 (River City) và The EverRich.

Trong đó, dự án The EverRich 2 (Rice City) có giá trị tồn kho lớn nhất với hơn 3.604 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 37% hàng tồn kho, và gần 24% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Tiếp đến là các dự án Khu du lịch Bến Thành  - Long Hải gần 1.984 tỷ đồng, KĐT DL Sinh Thái Nhơn Hội gần 1.966 tỷ đồng, đều chiếm 20%, và còn nhiều dự án khác.

Mô hình tổng thể dự kiến sau khi hoàn thành xong của dự án The EverRich 2.
Mô hình tổng thể dự kiến sau khi hoàn thành xong của dự án The EverRich 2.

Dự án The EverRich 2 là dự án khá "tai tiếng"  của Phát Đạt. Theo đó, ở giai đoạn 2009-2016, PDR đã thế chấp dự án này cho các khoản vay và trái phiếu tại ngân hàng Đông Á để đầu tư, nhưng do áp lực nợ nần nên đã chuyển nhượng lại cho đối tác trong nước và thu về hơn 6.000 tỉ đồng phục vụ cho việc thanh toán nợ cũ.

Trong đó, The EverRich II được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Đầu tư Big Gain và The EverRich. Từ đó đến nay, các dự án này đã có ba lần đổi chủ. 

Sau khi kí kết hợp đồng với Phát Đạt dự án The EverRich II được Big Gain thế chấp tại Ngân hàng VPBank và công ty tài chính FE Credit cũng thuộc VPBank. Trước đó dự án này từng được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Nhưng đến nay việc hoàn tất chuyển nhượng, con số tồn kho và phải trả dài hạn hàng nghìn tỉ đồng còn nằm trên bảng cân đối kế toán của Phát Đạt bao lâu nữa vẫn là dấu chấm hỏi. 

Về vấn đề này ban lãnh đạo Phát Đạt đã nhiều lần giải thích, lý do tồn kho của hai dự án này là “chưa xuất được hóa đơn vì quy định của pháp luật”. Nhưng rõ ràng khi chưa thể giải quyết ổn thỏa thì hai dự án này vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên bảng cân đối kế toán. Trong khi đó, quý vừa qua danh mục tồn kho của doanh nghiệp trên mới phát sinh thêm một dự án ở Vũng Tàu có giá trị gần 2.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Phát Đạt còn hơn 864 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 7 dự án. Trong đó, hai dự án chiếm giá trị lớn nhất gồm Tòa nhà văn phòng công ty tại số 39 Phạm Ngọc Thạch (gần 415 tỷ đồng) và Xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội khu I (gần 364 tỷ đồng). 

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 5 dự án của Phát Đạt rất lớn. 
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 5 dự án của Phát Đạt rất lớn. 

Theo các chuyên gia, hàng tồn kho theo kế hoạch của doanh nghiệp và hàng tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông là điều bình thường.

Nhưng hàng tồn kho đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, vì có liên quan đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng là rất đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, hàng tồn kho là những bất động sản dở dang từ những dự án vướng pháp lý chưa thể triển khai cũng gây sức ép lớn cho doanh nghiệp

Hà Lê (T/H)

Theo Sở hữu trí tuệ