Quảng Bình xin làm sân bay quốc tế: Hội chứng mới?
Nhìn vào những tiềm năng dự kiến để dự đoán lợi ích là vấn đề rất bất cập vì tiền đã bỏ ra thì khó thu lại trong khi nhu cầu thực sự lại rất thấp
Lãng phí, không cần thiết
UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế từ năm 2021. Theo quy hoạch, sau khi dự án được hoàn thành thì sân bay này vào top 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Cam Ranh và Đà Nẵng.
Khi công trình đi vào hoàn thiện dự kiến đón thêm hàng triệu lượt khách quốc tế đến Quảng Bình mỗi năm. Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc)... đến Đồng Hới tiếp tục được mở thêm sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Hiện nay, ACV đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư mở rộng sân đỗ tàu bay từ 4 vị trí lên 8 vị trí và xây dựng nhà ga hành khách mới năng suất 3 triệu hành khách/năm.
Sân bay Đồng Hới, Quảng Bình |
Nhìn nhận vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nhận xét, không chỉ Quảng Bình mà rất nhiều địa phương khác như Bình Định, Lâm Đồng… đều có mong muốn được nâng cấp sân bay quốc nội lên sân bay quốc tế, ví dụ như Phù Cát ở Quy Nhơn, Liên Khương ở Đà Lạt...
Những mong muốn của các địa phương đều đang nhìn vào các điểm thuận lợi của từ "quốc tế" để xin. Ai cũng nghĩ sân bay sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô lớn hơn, đường băng dài hơn, cơ sở vật chất tốt hơn và được trang bị các trang thiết bị hải quan và nhập cảnh để xử lý các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các nước khác.
Sân bay quốc tế thường phục vụ cả các chuyến bay nội địa cùng với cho các chuyến bay quốc tế, vì thế nếu sân bay Đồng Hới lên sân bay quốc tế thì tương lai sân bay này có thể sẽ đón được những đoàn khách bay thẳng từ sân bay Phú Bài ra Đồng Hới hoặc từ sân bay Vinh ra Đồng Hới.
Đồng ý về những điểm thuận lợi nói trên, song PGS.TS Nguyễn Thiện Tống băn khoăn đặt ra câu hỏi: "Khách từ sân bay quốc tế nào sẽ đến Đồng Hới?"
Theo dự kiến của Quảng Bình, hành khách từ các sân bay Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Công (Trung Quốc) sẽ là nguồn khách tiềm năng, nhưng dự kiến như vậy khiến vị chuyên gia nghi ngờ: "Sẽ có được bao nhiêu khách quốc tế trên một chuyến bay từ các sân bay này đến Đồng Hới?".
Vị chuyên gia rất mong muốn Quảng Bình có thể đưa ra những số liệu, đánh giá khoa học, chi tiết về các sân bay quốc tế tiềm năng, lượng khách quốc tế dự kiến đến Đồng Hới để có phương án đầu tư cho hiệu quả.
Ông cho rằng, việc thực hiện đầu tư xây dựng một dự án không chỉ dựa trên mong muốn hay kỳ vọng. Những mong muốn đó phải dựa trên những tính toán về chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án sau này. Để vận hành một sân bay quốc tế rất tốn kém cũng như phức tạp trong công tác quản lý, điều hành mà các địa phương phải biết.
Chẳng hạn ở hai sân bay quốc tế lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất thì việc kiểm soát an ninh, an toàn với các chuyến bay quốc tế cũng vô cùng khắt khe, phức tạp, theo đúng thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, để điều hành một sân bay quốc tế cần phải có cả bộ máy quản lý, đội ngũ nhân sự phục vụ riêng lượng khách quốc tế đó. Với tiềm năng khách quốc tế ít ỏi của sân bay Đồng Hới, chi phí vận hành thậm chí còn lớn hơn nhiều so với nguồn thu từ khách quốc tế.
Mặt khác, khách quốc tế muốn đến sân bay Đồng Hới hiện có thể đi từ các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài hoặc Vinh, Nội Bài... nên chắc chắn sẽ là phương án kinh tế, tiết kiệm hơn, thuận lợi hơn vì có nhiều chuyến bay hơn cho hành khách khi so với lựa chọn bay thẳng đến Đồng Hới.
Khi đã có rất nhiều sân bay quốc tế xung quanh sân bay Đồng Hới, nếu thêm một sân bay quốc tế nữa là không cần thiết, sẽ là lãng phí trong bối cảnh hàng loạt sân bay quốc nội còn đang phải bù lỗ", PGS Nguyễn Thiện Tống nhận định.
Hội chứng "quốc tế"?
Bàn thêm về đề xuất của Quảng Bình, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng cần phải cân nhắc rất kỹ, tránh tình trạng địa phương này xin được, địa phương khác cũng muốn xin, cuối cùng đua nhau, trở thành trào lưu làm sân bay quốc tế.
"Các tỉnh chưa có sân bay thì xin sân bay nội địa như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Ninh Thuận, Bạc Liêu, An Giang… Các tỉnh có sân bay nội địa thì xin trở thành sân bay quốc tế như Thanh Hóa, Quy Nhơn, Lâm Đồng, Quảng Bình… Hội chứng "quốc tế" liệu có giống hội chứng phát triển cảng biển rồi dẫn tới vỡ quy hoạch, gây lãng phí?”
Cần phải xem lại ngay tư duy xin trước: chưa có thì xin sân bay quốc nội, có sân bay quốc nội lại muốn lên quốc tế, có quốc tế rồi lại muốn xin thêm sân bay thứ hai, rất tai hại", vị chuyên gia lo lắng.
Với tiềm năng của Quảng Bình, PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng địa phương này nên đầu tư nhiều hơn vào phát triển du lịch cho cả khách nội địa và khách quốc tế, khai thác tối đa những tiềm năng phát triển du lịch để phát triển kinh tế địa phương thay vì đầu tư vào sân bay quốc tế.
Ông cũng lưu ý thêm, hiện có sự nhầm lẫn trong so sánh về đóng góp của lĩnh vực hàng không vào tăng trưởng kinh tế địa phương, khiến nhiều địa phương nhầm tưởng sẽ được hưởng lợi từ dự án.
Ông lấy ví dụ, khi tính tới tiềm năng người ta chỉ nhìn vào số lượng khách dự kiến một năm sẽ vận chuyển, nhưng lại chưa tính tới việc có những chuyến bay không có khách bay phải hoãn, hủy hoặc những chuyến không đủ khách vẫn phải bay thì chi phí lãng phí, tốn kém là bao nhiêu?.
"Ví dụ như sân bay Long Thành, dự kiến một năm khoảng 25 triệu khách, đóng góp cho nền kinh tế khoảng 4,5 tỷ USD. Nhưng trên thực tế, có được 25 triệu khách hay không thì chưa thể khẳng định.
Các địa phương hầu hết đều đang nhìn vào những tiềm năng dự kiến để dự đoán lợi ích có thể mang lại cho địa phương, đây là vấn đề rất bất cập bởi một khi tiền đầu tư đã bỏ ra rất khó có thể thu lại khi nhu cầu thực sự lại thấp hơn dự kiến, mong muốn", vị chuyên gia cảnh báo.
Một số thông tin về quy hoạch:
2020 có 10 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa (23 = 22 + Vân Đồn)
Miền Bắc: 4 sân bay quốc tế và 3 sân bay nội địa
- Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Vân Đồn
+ Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới
Miền Trung: 3 international airports and 4 domestic airports
- Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh
+ Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa
Miền Nam: 3 international airports and 6 domestic airports
- Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc
+ Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau
2030 có 28 sân bay = 13 sân bay quốc tế và 15 sân bay nội địa
Đưa Thọ Xuân và Chu Lai thành SB Quốc tế
Vẽ thêm Long Thành ở 10°58′52″B 106°49′10″Đ và 4 sân bay mới:
Quảng Trị ở giữa Đồng Hới và Phú Bài tọa độ 16°49′51″B 107°04′02″Đ
Lai Châu ở 22°21′46″B 103°15′58″Đ
Sa Pa ở Lào Cai 22°20′51″B 103°49′3″Đ
Nà Sản ở Sơn La 21°12′53″N 104°02′07″E
Thêm ngoài quy hoạch: SB Vũng Tàu (màu xanh lục) ở 10°22′0″N 107°05′0″E
Miền Bắc: 5 sân bay quốc tế và 5 nội địa
- 5 SB quốc tế (thêm Thọ Xuân) Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Vân Đồn, Thọ Xuân
+ 5 SB quốc nội (thêm Lai Châu, Sa Pa, Nà Sản) Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới
Miền Trung: 4 sân bay quốc tế và 4 sân bay nội địa
- Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai (thêm Chu Lai thành quốc tế)
+ Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa (thêm Quảng Trị)
Miền Nam: 4 sân bay quốc tế và 6 sân bay nội địa
- Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Long Thành (thêm Long Thành)
+ Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau