Tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới làm dự án 200 triệu USD tại tỉnh từng sở hữu nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á
Thông qua dự án lần này, Tập đoàn hy vọng được cống hiến cho sự phát triển của tỉnh thông qua nhiều lĩnh vực khác.
Thông qua dự án lần này, Tập đoàn hy vọng được cống hiến cho sự phát triển của tỉnh thông qua nhiều lĩnh vực khác.
Vào tháng 4/2024, Tập đoàn Meiko (Nhật Bản) đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB), tại Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).
Dự án có diện tích 9,2ha, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD (hơn 4.600 tỷ đồng). Dự kiến sẽ nâng lên 500 triệu USD khi xây dựng nhà máy thứ hai tại tỉnh Hòa Bình. Dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
Đây là dự án sản xuất các vi mạch điện tử để phát triển các thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển…
Tập đoàn đặt kế hoạch từ quý 2/2024 sản xuất thử, sản xuất chính thức, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người (đến năm 2030), nộp ngân sách dự kiến (khi sản xuất đủ công suất năm 2030) khoảng 200 tỷ đồng/năm.
Xác định đây là dự án quan trọng của tỉnh Hoà Bình, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thành lập tổ công tác hỗ trợ Tập đoàn Meiko tại KCN Bờ trái sông Đà và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các thủ tục liên quan đến môi trường, xây dựng, phòng cháy chữa cháy...
Hiện tại, trên công trường dự án này hàng trăm kỹ sư, công nhân cùng máy móc đang cấp tập triển khai xây dựng. Sau 4 tháng khởi công, phần khung nền của nhà máy đã cơ bản được hình thành.
Meiko là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp các bản mạch điện tử hoàn chỉnh với 5 nhà máy tại Nhật Bản, 2 nhà máy tại Trung Quốc và các văn phòng đại diện, công ty con trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, Meiko đã đầu tư xây dựng 4 nhà máy sản xuất bản mạch điện tử, lắp ráp các bản mạch in điện tử. Năm 2006, Tập đoàn Meiko đã là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam và dự án nhà máy Điện Tử Meiko Việt Nam tại Thạch Thất cũng là dự án sản xuất điện tử lớn nhất.
Thông qua dự án PCB lần này, Tập đoàn Meiko hy vọng được cùng cống hiến cho sự phát triển của tỉnh Hòa Bình thông qua nhiều lĩnh vực khác.
Hòa Bình có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tất cả các ngành. Trong đó các cấu hình như chế độ nông sản, tài nguyên, sản phẩm điện tử…
Tại Tỉnh Hòa Bình hiện nay có 8 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp. Điều này góp phần tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tỉnh Hòa Bình dễ dàng thu hút lượng lớn lao động từ các tỉnh thành lân cận. Trong đó phải kể đến như Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La, Thanh Hóa… Chính vì vậy, tiềm năng phát triển ngành này vô cùng lớn, mở ra cơ hội thăng tiến tốt.
Giá thuê đất khu công nghiệp Hòa Bình năm 2024 hiện đang tăng từ 3-5%. Điều này cho thấy cơ hội phát triển trong tương lai vô cùng lớn, mở ra nhiều bứt phá hơn nữa. Mặt khác, giá thuê đất khu công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi, tỷ lệ lấp đầy, ngành nghề hoạt động, tình hình kinh tế – xã hội.
Không những thế, tỉnh Hòa Bình hiện đang triển khai nhiều ưu đãi về giá thuê đất khu công nghiệp 2024. Điển hình như ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất, miễn thuế VAT, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đặc biệt, tỉnh Hoà Bình quy hoạch vùng rất rõ. Nếu như ở Nam Lương Sơn tập trung các khu công nghiệp chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng thì Bờ trái Sông Đà lại Phù hợp với các ngành công nghệ cao, công nghiệp ít ô nhiễm môi trường.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) khởi công xây dựng năm 1979, hoàn thành năm 1994. Công trình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị cho Việt Nam. Đây là công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ XX, đồng thời có nhiệm vụ quan trọng như điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cung cấp điện được cho là trọng yếu.