Thị trường chứng khoán 9/3: VNIndex tiếp tục mất điểm, nghẽn lệnh kéo dài kéo tụt thị trường chứng khoán
Trong thời gian vừa qua nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vốn đã ghi nhận mức tăng vượt trội trong thời gian vừa qua đã bắt đầu cho tín hiệu điều chỉnh giảm sau giai đoạn tăng “nóng” gần đây.
Phiên giao dịch 9/3 diễn ra với áp lực bán gia tăng ngay từ những phút mở cửa. Việc VN-Index liên tiếp thất bại trước ngưỡng 1.200 điểm cùng yếu tố khối ngoại không ngừng bán ròng đang tác động không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư. Nhiều cổ phiếu lớn như BVH, FPT, MWG, MSN, VCB, VIC, VNM, PNJ, VHM,…đồng loạt giảm đang tác động tiêu cực tới thị trường và có lúc VN-Index mất hơn 16 điểm.
Trong thời gian vừa qua nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vốn đã ghi nhận mức tăng vượt trội trong thời gian vừa qua đã bắt đầu cho tín hiệu điều chỉnh giảm sau giai đoạn tăng “nóng” gần đây. Tuy nhiên mỗi khi VN-Index bị đẩy xuống ngưỡng 1.150 điểm, lực cầu bắt đáy chảy mạnh giúp thị trường bật trở lại gần với tham chiếu với thanh khoản tăng khá mạnh. Nhưng lực mua không tập trung ở nhóm bluechips mà chủ yếu ở một số mã vừa và nhỏ nên chỉ giúp chỉ số về gần 1.160 điểm, trước khi thêm một nhịp đảo chiều lùi bước sau đó bởi sắc đỏ áp đảo trong rổ VN30.
Sau giờ nghỉ trưa, nỗ lực giữ sắc xanh bất thành khi lực bán tập trung vào nhóm bluechips khiến VN-Index về dưới 1.165 điểm và thêm một lần hồi trở lại, nhưng với giao dịch chậm dần khi nghẽn lệnh lại xảy ra đã khiến chỉ số không thể tiến xa. Thị trường kết thúc ngày với mức giảm 6.30 điểm. Các nhà đầu tư cho rằng vẫn chưa thể xác định được xu hướng của thị trường trong thời gian này.
Liên quan tới việc nghẽn lệnh liên tục, thậm chí ngay từ sáng khi bắt đầu phiên, một giám đốc công ty chứng khoán chia sẻ "Cứ đến chiều là Trung tâm môi giới tụi tôi chuẩn bị tâm lý ngồi chơi xơi nước vì biết trước công ty đã hết quota lệnh".
Theo một tính toán, hiện mỗi phiên giao dịch có hơn 300.000 lệnh bị bỏ phí, tương đương với 1/3 tài nguyên quý giá của hệ thống giao dịch HOSE do sự phân bổ lệnh của sàn cho các công ty chứng khoán. Số lượng công ty chứng khoán thành viên của HOSE lúc cao điểm nhất là 105 công ty. Sau các đợt sáp nhập, giải thể, chuyển nhượng, số công ty chứng khoán giảm gần một phần ba, hiện còn 74 đơn vị. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thống, danh sách và mã số (ID) giao dịch đã cung cấp cho các công ty chứng khoán đã giải thể không thể xóa khỏi hệ thống vì sẽ ảnh hưởng đến số mã thành viên nói chung và mã tài khoản của nhà đầu tư. Như vậy, 31 công ty chứng khoán “hờ”, không còn hoạt động ngốn 93.000 lệnh tại HOSE mỗi phiên.
Trong khi đó trong cuộc họp giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp gần đây, rất nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp xử lý tình trạng này, cũng như khuyến nghị để các doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia về mặt tài chính và kỹ thuật để giải nghẽn cho thị trường.