TP Hà Nội: Loạt dự án 'đắp chiếu' bỏ hoang tại các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông
Theo kết quả giám sát của TP Hà Nội từ năm 2018, Hà Nội có 379 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tại khắp các quận, huyện. Trong đó có không ít các dự án treo từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là đất vàng”.
Theo kết quả giám sát của TP Hà Nội từ năm 2018, Hà Nội có 379 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tại khắp các quận, huyện. Trong đó có không ít các dự án treo từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là đất vàng”.
Theo điểm 1 Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Tuy nhiên việc thu hồi dự án bỏ hoang là một quá trình gian nan. Đặc biệt, có những dự án chủ đầu tư đã thế chấp đất vay vốn ngân hàng, hoặc huy động vốn, thu tiền từ khách hàng. Thậm chí, dự án thu hồi xong sẽ xử lý các bước tiếp theo như thế nào cũng là bài toán nan giải.
Do dự án treo quá lâu trở thành tòa nhà hoang, thậm chí còn bị người dân lấn chiếm, nhiều vị trí được sử dụng làm bãi rác thải, điểm trông giữ xe, gara ôtô, buôn bán sắt vụn, sân bóng đá...
Quận Cầu Giấy
Dự án Seven Star (lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy) được UBND Thành phố Hà Nội chỉ định cho liên danh thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011 do liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt, Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O làm chủ đầu tư.
Dự án Trung tâm giao dịch than - khoáng sản Việt Nam (trụ sở Vinacomin), lô đất 22E3 thuộc Khu đô thị Cầu Giấy với chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được phê duyệt năm 2012, có tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỉ đồng, qui mô gồm 35 tầng nổi, 2 tầng kĩ thuật và 5 tầng hầm.
Cạnh toà nhà Keangnam, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem nằm tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã bị bỏ hoang nhiều năm nay.
Tổng mức đầu tư xây dự án ban đầu được duyệt 1.951 tỉ đồng, sau đó năm 2011 được điều chỉnh lên 2.743 tỉ đồng. Đơn vị trực tiếp quản lí, sử dụng dự án này là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), doanh nghiệp thuộc 100% sở hữu của Nhà nước, do Bộ Xây dựng làm đại diện.
Quận Tây Hồ
Dự án Khu nhà ở và văn phòng làm việc IDC tại khu vực hồ An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội được triển khai từ năm 1990 nhưng đến nay Công ty TNHH Xây dựng IDC - nhà đầu tư không có khả năng thực hiện tiếp.
Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội liên doanh với Công ty Antara Koh Development (V) PTE.,LTD (Singapore) để triển khai dự án Sông Hồng City tại địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Dự án “Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La” tại phường Xuân La, quận Tây Hồ được UBND quận Tây Hồ phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 04/7/2008, đơn vị trúng thầu là Công ty Sông Hồng.
Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hà Nội, nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do hiện Công ty Sông Hồng chưa nộp nghĩa vụ tài chính khi trúng đấu giá là hơn 33 tỷ đồng và nghĩa vụ tài chính bổ sung là 20,6 tỷ đồng.
Quận Hà Đông
Dự án công viên thể thao cây xanh Hà Đông có diện tích gần 100ha thuộc địa bàn 2 phường Kiến Hưng và Hà Cầu được quy hoạch cách đây 20 năm.
Dự án Khu nhà ở Văn La thuộc phường Phú La (Hà Đông, Hà Nội), do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico). Dự án được giao đất chính thức vào năm 2008 và đến tháng 11/2015, dự án lại được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
"Siêu dự án" FDI có tên Booyoung Vina (Hà Đông, Hà Nội) có diện tích 4,3ha nằm trên mặt đường đôi 36m (đường Mỗ Lao) nối từ đường Trần Phú sang đường Tố Hữu nằm giữa KĐT Mỗ Lao. Đây là một trong những địa điểm đẹp và đắc địa nhất quận Hà Đông. Dự án do Công ty TNHH Booyoung Việt Nam làm chủ đầu tư.