TP.HCM: Đầu tư cho y tế lên gần 52.500 tỷ đồng

TP.HCM dự kiến sau sáp nhập, quy mô đầu tư công cho ngành y tế giai đoạn 2021 - 2025 tăng từ 48.549 tỷ đồng lên 52.424 tỷ đồng.

Cụ thể, TP.HCM cũ có 115 dự án, Bình Dương 31 dự án và Bà Rịa - Vũng Tàu 8 dự án được tiếp nhận và quản lý sau sáp nhập.

Ở giai đoạn trung hạn 2026 - 2030, tổng vốn đầu tư dự kiến tăng từ 58.638 tỷ đồng lên 65.134 tỷ đồng, với 82 dự án tại TP.HCM, 14 dự án tại Bình Dương và 2 dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, ngành y tế thành phố còn dự kiến triển khai 6 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

TP.HCM: Đầu tư cho y tế lên gần 52.500 tỷ đồng - Ảnh 1

Một số dự án trọng điểm dự kiến được khởi công trong năm 2025 bao gồm: Ngân hàng máu, Trung tâm Cấp cứu 115 (cơ sở 2), Trung tâm chuyên sâu Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, các dự án mua sắm trang thiết bị y tế, và dự án mở rộng Bệnh viện Bà Rịa.vietnamfinance.vn

Hiện vẫn còn tồn tại một số dự án chậm tiến độ, chưa thể đưa vào sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như Bệnh viện Trương Vương, hiện nhà thầu đang khó khăn tài chính ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định, UBND TP. HCM có văn bản giao Sở Tài chính TP. HCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu, đề xuất về việc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công theo đề nghị của Sở Xây dựng TP. HCM.

Bệnh viện Lao - Bệnh phổi và Bệnh viện Tâm thần mới được bàn giao hồ sơ xây dựng, nghiệm thu công trình, chưa có quyết định bàn giao của cấp thẩm quyền (nhà, đất).

Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường Bình Dương hiện chưa bàn giao cho Sở Y tế.

Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu, dự án đang bị điều tra, khởi tố liên quan đến gói thầu số 25 nên chưa thực hiện được nội dung kiểm toán nội bộ và chưa ban hành báo cáo kiểm toán. Năm 2024, Sở Y tế được bố trí 73.628 tỷ đồng nhưng không thể giải ngân được do nguyên nhân trên.

TRần Lê

Theo Vietnamfinance