Yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bộ GVTT đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt báo cáo rõ, chi tiết quá trình thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

 

Tháng 6/2022, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021, năm đầu tiên doanh nghiệp quản lý hệ thống đường sắt đô thị của Thủ đô ghi nhận doanh thu sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành. Cả năm 2021, Hanoi Metro cho biết đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 60 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 54 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.  
Tháng 6/2022, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021, năm đầu tiên doanh nghiệp quản lý hệ thống đường sắt đô thị của Thủ đô ghi nhận doanh thu sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành. Cả năm 2021, Hanoi Metro cho biết đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 60 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 54 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.  

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước (thông báo kết luận kiểm toán tháng 12/2018), Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh tổng mức đầu tư khi chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội là chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 10, Nghị quyết số 49 ngày 19/6/2010 của Quốc hội và Điều 7, Điều 106 Luật Đầu tư công.

Liên quan đến việc thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại dự án, Ban QLDA đường sắt đã đưa ra một số kiến nghị. Tuy nhiên, kiến nghị rất chung chung, nên chưa đủ cơ sở để xem xét, giải quyết. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban QLDA Đường sắt có báo cáo chi tiết, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện một cách rõ ràng các kết luận của Kiểm toán Nhà nước đến thời điểm hiện nay. Báo cáo cần thể hiện rõ đối với từng nhóm vấn đề, rõ lý do, rõ nguyên nhân, rõ trách nhiệm, rõ chủ thể. Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị xử lý cho từng vấn đề cụ thể để giải quyết dứt điểm.

Cũng theo kết luận kiểm toán, tổng số tiền cần giảm trừ, thu hồi tại dự án là 874,5 tỉ đồng (khoảng 38 triệu USD). Nhà nước có thể tiết kiệm được khoản tiền này thông qua cơ chế thu hồi hoặc cắt giảm khi thanh quyết toán với tổng thầu EPC.

Các khoản giảm trừ gồm: Khoản giảm trừ thanh toán (do tính sai khối lượng) là 175,8 tỉ đồng; chủ đầu tư thương thảo với tổng thầu để giảm trừ thêm 428,8 tỉ đồng; hạch toán giảm chi phí đầu tư, phí quản lý, nợ gốc, lãi vay... là 269,7 tỉ đồng. Ngoài ra, số tiền phải thu hồi ngân sách Nhà nước là 91 triệu đồng.

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh công tác đầu tư, xây dựng công trình, công tác quản lý tài chính, kế toán; xem xét xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân có sai sót.

Sau khi có kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Ban QLDA đường sắt đã thu hồi được 91 triệu đồng trả lại ngân sách nhà nước (50 triệu đồng từ Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Giao thông Vận tải và 41 triệu đồng từ Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội).

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, sử dụng vốn vay ưu đãi của Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Hiệp định khung của dự án được ký kết ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án vào tháng 10/2008. Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC được ký kết vào tháng 8/2010 do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện (đơn vị được chỉ định thầu trong hiệp định).

Ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư là 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD), tăng hơn 9.231 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu. Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ban đầu được xác định đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6/2015. Sau đó lùi tới tháng 6/2016, rồi tháng 12/2016, tháng 2/2017, tháng 10/2017, quý 2/2018, cuối năm 2018, tháng 4/2019, cuối năm 2019, đầu năm 2020, cuối năm 2020, đầu năm 2021, giữa năm 2021, và cuối cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tới ngày 10/11/2021, Bộ GTVT phải bàn giao cho Hà Nội để đưa vào khai thác. Đây là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Và cuối cùng sau 13 năm từ ngày phê duyệt và 10 năm xây dựng, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng về đích, trở thành tuyến đô thị đầu tiên của Việt Nam và Hà Nội đưa vào khai thác. Ngày 6/11/2021, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào khai thác, vận hành.

Thanh Lam

Theo Sở hữu trí tuệ