Bình Dương được sử dụng 4.000 tỷ đồng cải cách tiền lương để đầu tư phát triể

Bình Dương được sử dụng 4.000 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2020 để đầu tư phát triển các dự án. Nguồn cải cách tiền lương còn lại, địa phương dành để thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo cam kết và theo chế độ quy định.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý cho phép Bình Dương được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư năm 2020 để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Bình Dương được sử dụng 4.000 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2020 để đầu tư phát triển các dự án. Nguồn cải cách tiền lương còn lại, địa phương dành để thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo cam kết và theo chế độ quy định.

Bình Dương được sử dụng 4.000 tỷ đồng cải cách tiền lương để đầu tư phát triể - Ảnh 1

Theo Thông tư số 88/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 của các địa phương, bao gồm: 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 chưa sử dụng hết chuyển sang.

Bên cạnh đó còn gồm: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) tăng thêm năm 2020 so với năm 2017 theo Quyết định giao dự toán năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2020.

Được biết, để đạt được những kết quả trong công tác cải cách tiền lương, từ năm 2018, Bình Dương đã triển khai quyết liệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Đề án 711) trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Sau 2 năm thực hiện Đề án 711, tỉnh Bình Dương sắp xếp giảm được 3 đầu mối cấp tỉnh và tương đương, giảm 40/218 đầu mối cấp phòng và tương đương; giảm 4/117 lãnh đạo cấp tỉnh, giảm 52/504 lãnh đạo cấp phòng thuộc cấp tỉnh (35 cấp trưởng và 17 cấp phó) và 52/577 lãnh đạo phòng thuộc cấp huyện (12 cấp trưởng và 40 cấp phó); giảm 1.102 biên chế.

Trước khi sắp xếp, 18 sở, ngành cấp tỉnh có tổng cộng 134 phòng và 16 chi cục; sau khi sắp xếp còn lại 106 phòng và 13 chi cục, giảm được 28 phòng và 3 chi cục; giảm 27 đơn vị trong tổng số 556 đơn vị sự nghiệp công lập ở tỉnh.

Viên Hữu

Theo Doanh nghiệp Việt Nam