Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu

Kita Group là một “tên tuổi” lớn trong kinh doanh bất động sản với các dự án trải dài từ Bắc vào Nam. Bất động sản có vai trò rất lớn trong hành trình xây dựng thương hiệu của Kita Group. Thế nhưng, trong hành trình ấy, trở ngại lớn nhất của Kita Group là nguồn vốn buộc Tập đoàn Kita Group phải đi đường vòng huy động vốn bằng các hệ sinh thái trong hành trình xây dựng thương hiệu gắn với “địa ốc”.

Ban đầu, công ty hoạt động ở lĩnh vực bán buôn đồ uống với tên gọi Công ty CP Thực phẩm đồ uống F1. Tháng 9/2018, Kita Group đánh dấu bước chuyển sang ngành nghề kinh doanh bất động sản. Đồng thời, công ty dời trụ sở chính từ 158 Thành Thái (quận 10) về 27 Lê Quý Đôn (quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Từ đây, quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu của Kita Group được điều chỉnh tăng chóng mặt, cùng với đó là quá trình mở rộng hệ sinh thái các công ty thành viên như: Công ty CP Kita Invest; Công ty CP Kita Link; Công ty Cổ phần Kita Land; Công ty CP Kita Cons…

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 1

Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Kita Group.

Sau Kita Group, hàng loạt các pháp nhân khác cùng họ Kita lần lượt được ra đời. Đầu tiên là Công ty CP Kita Land ra đời vào ngày 13/12/2018 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, hoạt động ở lĩnh vực xây dựng nhà ở, do bà Đặng Thị Thùy Trang làm Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Duy Kiên làm Chủ tịch HĐQT.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 2
Hoành loạt dự án với thương hiệu "Stella" của Kita Group.

Trải qua hai lần tăng vốn, đến tháng 4/2019, công ty có vốn điều lệ 1.200 tỉ đồng. Tháng 1/2020, ông Lê Văn Lợi (sinh năm 1979) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Kita Land.

Sau Kita Land, hệ sinh thái của Kita Group có Kita Cons chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tòa nhà cao tầng, xây dựng khu đô thị, hoàn thiện nội thất; Kita Invest chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán sáp nhập, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính; Kita Link chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu đổi ngoại tệ, phát triển dự án.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 3
Hệ sinh thái của Kita Group mở rộng với nhiều công ty thành viên.

Trong hệ sinh thái của Kita Group, thì Kita Invest (thành lập từ tháng 1/2019) được dư luận chú ý nhất, bởi đã đấu giá thành công khu đất rộng hơn 60 ha thuộc dự án Khu dân cư Phường Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Hơn nữa, doanh nghiệp này cũng được xem như nền tảng chính để hình thành nên một phần đáng kể quỹ đất mà Kita Group hiện đang sở hữu.

Về khu đất rộng hơn 60 ha nói trên từng được Sacombank rao bán đấu giá với mức khởi điểm 3.424 tỷ đồng. Sau khi về với Kita Invest, dự án được quảng bá với tên gọi Stella Mega City. Tính đến cuối năm ngoái, quy mô tổng tài sản của Kita Invest cũng lên tới 5.030,47 tỷ đồng.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 4
Trước đó dự án Stella Mega City từng bị Sở Xây dựng Cần Thơ "tuýt còi" vì kinh doanh chưa đủ điều kiên. (Ảnh phối cảnh dự án).

Kita Group gây chú ý trong giới bất động sản và nhà đầu tư với một loạt dự án bất động sản cao cấp mang thương hiệu Stella: Stella mega City (TP. Cần Thơ); Stella 927 (927 Trần Hưng Đạo, quận 1. TP. Hồ Chí Minh); Stella 1595 (quận 7, TP. Hồ Chí Minh), Stella Riverside (quận 7, TP. Hồ Chí Minh); Stella Quốc Oai (TP. Hà Nội); Khu đô thị sinh thái Golden Hills City (Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu, Đà Nẵng), Dự án Vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài (Đà Nẵng)...

Trong đó, Stella 927 trước đây là Cao ốc Fico Tower do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt làm chủ đầu tư. Dự án gồm 27 tầng nổi và hai tầng hầm. Đây là dự án thứ hai Sacombank bán cho KITA, sau Khu dân cư phường Bình Thủy (Cần Thơ).

Đối với hai dự án tại Đà Nẵng, Golden Hills City (trước đây là Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú) và Vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài đều do CTCP Trung Nam, một thành viên của Trung Nam Group làm chủ đầu tư và hợp tác với Công ty TNHH Thịnh Phát Hà Nội theo Hợp đồng hợp tác đầu tư ngày 05/07/2017.

Ngày 28/02/2019, Thịnh Phát Hà Nội đã kí Hợp đồng chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ để hợp tác phát triển các dự án trên cho Kita Land, một pháp nhân thuộc họ Kita.

Bên cạnh đó, Kita Invest cũng nhận chuyển nhượng dự án toàn bộ khu đất gần 602.226 m2 (quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) của Công ty TNHH Xây dựng Ngân Thuận để tiếp tục thực hiện dự án bất động sản.

Gần đây nhất, một doanh nghiệp có nhiều liên hệ với Kita Group là CTCP Đầu tư thương mại Bình Tân đã ký hợp đồng đặt cọc với Vimedimex Group để mua bán/chuyển nhượng “Dự án công trình trung tâm thương mại trên lô đất TM01” thuộc dự án Khu đô thị Nam Thăng Long, nằm ngay dưới chân cầu Nhật Tân, TP. Hà Nội (hay còn có tên gọi khác là The Lotus Center). Thương vụ diễn ra ngay sau khi nguyên Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị khởi tố, bắt tạm giam do sai phạm quy định đấu giá đất vào tháng 11/2021.

Kita Group núp bóng Thương mại Bình Tân - thâu tóm The Lotus Center?

Mới đây, thông tin Công ty CP Đầu tư Thương mại Bình Tân và Vimedimex Group đã ký hợp đồng đặt cọc liên quan đến việc mua bán/chuyển nhượng “công trình trung tâm thương mại trên lô đất TM01” thuộc dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (hay còn có tên gọi khác là The Lotus Center, Tây Hồ, Hà Nội) khiến giới địa ốc không khỏi xôn xao.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 5
Quy hoạch tổng thể dự án The Lotus Center - Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Thương mại Bình Tân ra đời vào tháng 8/2019, vốn điều lệ tại thời điểm mới thành lập là 300 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Thương mại Bình Tân gồm 3 thể nhân là ông Đàm Thận Mạnh (40%) - Tổng giám đốc, kiêm Người đại diện theo pháp luật Công ty; ông Đặng Kim Long (30%) và ông Lê Văn Lợi (30%).

Cổ đông lớn nhất của Thương mại Bình Tân - ông Đàm Thận Mạnh, vị này còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT/Người đại diện pháp luật của Công ty CP Kita Holding. Đây là doanh nghiệp thành lập vào năm 2019, với cơ cấu cổ đông gồm: Công ty CP Tập đoàn Kita Group (15%), ông Nguyễn Duy Kiên (60%), bà Đặng Thị Thùy Trang (25%).

Đáng chú ý, trong số các cổ đông nói trên thì ông Lê Văn Lợi - người sở hữu 30% vốn điều lệ của Thương mại Bình Tân đang là Tổng giám đốc của Công ty TNHH Kita Land (Kita Land), doanh nghiệp được thành lập vào tháng 12/2018, thuộc hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn Kita (Kita Group).

Riêng về Kita Land, doanh nghiệp này từng vướng mắc “lùm xùm” khi bị khách hàng khiếu nại không thực hiện đúng cam kết.

Cụ thể, vào năm 2019, Kita Land và Công ty TNHH Thịnh Phát Hà Nội đã ký kết hợp đồng về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ hợp tác phát triển dự án Golden Hills City và dự án Vệt 50m tại TP Đà Nẵng.

Tuy nhiên, quá trình triển khai kinh doanh tại dự án, Kita Land bị khách hàng “tố” vi phạm hợp đồng khi thu nhiều tỷ đồng tiền bán đất từ khách hàng nhưng không bàn giao đất đúng hạn.

Liên tục thông qua hệ sinh thái phát hành trái phiếu

Để hiện thực hoá tham vọng trở thành tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam, nhóm doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Kita Group đã cấp tập huy động hàng nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu.

Theo tìm hiểu, vào năm 2020, Kita Invest liên tục huy động 6 lô trái phiếu trong 2 ngày 4 và 05/05/2020, kỳ hạn của 6 lô này là 3 năm, lần lượt đáo hạn vào ngày 4 và 5/5 vừa qua. Tuy nhiên, trong thông báo kết quả mua lại trái phiếu thì chỉ có 5/6 lô được mua lại thành công, và còn lô KITABOND.2020.03 chưa có thông tin công bố. Lô trái phiếu này cũng đến thời gian đáo hạn ngày 5/5/2023.

Tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu là quyền sử dụng đất của Kita Invest hoặc bên thứ ba khác và các tài sản khác thuộc quyền sở hữu. Ngân hàng VPBank là đơn vị đóng vai trò đại lý quản lý tài khoản và tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu trên.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 6

6 lô trái phiếu được phát hành thành công trong năm 2020.

Tuy nhiên, Ngày 28/04/2023, Công ty CP Kita Invest thuộc hệ sinh thái Kita Group đã chi 1.600 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đang lưu hành thuộc các lô KITA.BOND2020.01; KITA.BOND2020.02; KITA.BOND2020.04; KITA.BOND2020.05; KITA.BOND2020.06.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 7
 

Ngoài ra, theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện, Kita Invest còn 2 lô trái phiếu đang lưu hành là KITA.BOND2020.07 và KITA.BOND2020.08 với tổng giá trị lưu hành 400 tỷ đồng.

Hai lô này cũng được phát hành trong năm 2020 với kỳ hạn 3 năm. Theo kế hoạch, hai lô này đều sẽ đáo hạn vào ngày 30/07/2023.

Câu chuyện thương hiệu: Kita Group - Từ kinh doanh đồ uống đến thâu tóm bất động sản, ''hút'' nghìn tỷ trái phiếu - Ảnh 8
Công ty có nhiều liên hệ với Kita Group huy động thành công 1.300 tỷ đồng trái phiếu.

Một pháp nhân khác có liên quan tới Kita Group là Công ty CP Đầu tư Thương mại Bình Tân cũng rất tích cực huy động vốn thông qua trái phiếu. Theo đó, từ ngày 1/11 đến 3/11/2021, doanh nghiệp này đã huy động thành công 1.300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 60 tháng. Các thông tin về tài sản đảm bảo không được đề cập chi tiết.

Sau khi hoàn tất đợt phát hành trái phiếu, tháng 12/2021, Công ty CP Đầu tư Thương mại Bình Tân và Vimedimex Group đã ký hợp đồng đặt cọc liên quan đến việc mua bán/chuyển nhượng “công trình trung tâm thương mại trên lô đất TM01” thuộc dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (hay còn có tên gọi khác là The Lotus Center, Tây Hồ, Hà Nội)./.

Anh Duy Vũ - Tiến Pháp

Theo Kinh doanh và Phát triển