Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình dự án trọng điểm quốc gia hồ Ka Pét

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình lên Quốc hội báo cáo việc thực hiện hồ Pa Két tại tỉnh Bình Thuận.

Nguồn ảnh: VnExpress  
Nguồn ảnh: VnExpress  

Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo về tình hình thực hiện dự án hồ Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đang được dư luận quan tâm gần đây.

Theo đó, người thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng ký gửi báo cáo đề ngày 6/10 về dự án hồ Ka Pét là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Tại báo cáo, Chính phủ cho biết công tác kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng đã hoàn thành và được các ban, ngành liên quan của tỉnh Bình Thuận thẩm định.

Về trồng rừng thay thế, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát cụ thể từng vị trí nhằm đảm bảo diện tích trồng rừng cho toàn bộ 1.844,5ha diện tích cần trồng rừng thay thế của dự án và yêu cầu phải thực hiện trồng bằng các loài cây bản địa như dầu, sao đen…

"Hiện nay, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh đang khảo sát, rà soát quỹ đất lâm nghiệp đủ tiêu chí trồng rừng thay thế để đăng ký sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai trồng rừng, đảm bảo hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành dự án hồ Ka Pét vào cuối năm 2025", báo cáo nêu rõ.

Phương án trồng rừng thay thế nói trên là sớm hơn 1 năm so với phương án trình Quốc hội trước đó là năm 2026 (phương án trình Quốc hội chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 trồng 200ha; giai đoạn 2 trồng 134,22ha; giai đoạn 3 trồng 100ha; năm 2026 mới hoàn thành). Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế của dự án là hơn 176,8 tỷ đồng.

Về công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, ông Dũng cho hay, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiện bộ này chưa nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Bộ sẽ xem xét, đánh giá cẩn trọng, kỹ lưỡng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay không đủ năng lực thực hiện mô hình ứng phó sự cố vỡ đập và đánh giá đa dạng sinh học của dự án theo quy định.

Do đó, hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thônT tỉnh Bình Thuận đã làm việc với nhà thầu để thống nhất chấm dứt hợp đồng.

Trên cơ sở đó, đơn vị này sẽ trình cấp thẩm quyền xin chủ trương lựa chọn nhà thầu đủ năng lực để hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hồ Ka Pét đảm bảo đúng tiến độ.

Về công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, ông Dũng cũng cho biết tới nay đã thực hiện xong.

Ngày 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Bộ.

Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng nêu 2 khó khăn, vướng mắc mà dự án hồ Ka Pét đang gặp phải.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện xong hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường vào tháng 9/2020.

Tuy nhiên, do dự án phải trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6 vừa qua nên chưa đủ cơ sở trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 08 ngày 10/1/2022, dự án sau khi được Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư phải tiến hành lập lại hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường theo biểu mẫu mới. Trong đó, phải bổ sung thêm tài liệu mô hình ứng phó sự cố vỡ đập và đánh giá đa dạng sinh học do dự án hồ Ka Pét có tác động đến rừng trong khu bảo tồn.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc này ảnh hưởng đến thời gian phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thời gian quyết định đầu tư dự án hồ Ka Pét.

Dự án hồ Pa Két được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019 với tổng mức đầu 874,1 tỷ đồng trong đó Ngân sách Trung ương khoảng 520 tỷ.

Về quy mô, dự án có dung tích toàn bộ khoảng 51,2 triệu m3 trong đó dung tích hữu ích là 57,5 triệu m3, dung tích chết là 3,8 triệu m3.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự khoảng 697,7ha trong đó đất có rừng khoảng 619,6ha. Tổng diện tích phải trồng rừng thay thế khoảng 1.844,5ha.

Quốc Chiến

Theo Chất lượng và Cuộc sống