ĐHCĐ Cảng Sài Gòn: 2016 di dời cảng Nhà Rồng Khánh Hội dành đất xây siêu đô thị
TNNĐ- Đó là một trong những nội dung chính được thông qua tại Đại hội cổ đông thành lập công ty CP Cảng Sài Gòn lần thứ nhất, diễn ra tại Tp.HCM sáng nay (28/9).
Tại Đại hội, Ban chỉ đạo Cổ phần hóa công ty Cảng Sài Gòn công bố danh sách nhà đầu tư chiến lược gồm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), nắm giữ 19,6 triệu cổ phần, tương đương 9,07% vốn điều lệ và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với tỷ lệ 7,44% vốn, tương đương 16,09 triệu cổ phần.
Sau khi cảng Nhà Rồng Khánh Hội chính thức đóng cửa hoạt động thì dự kiến đến 90% sản lượng hàng hóa của cảng này sẽ chuyển về cảng Sài Gòn - Hiệp Phước để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tp.HCM và khu vực phía Nam.
Tại Đại hội, Ban chỉ đạo Cổ phần hóa công ty Cảng Sài Gòn công bố danh sách nhà đầu tư chiến lược gồm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), nắm giữ 19,6 triệu cổ phần, tương đương 9,07% vốn điều lệ và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với tỷ lệ 7,44% vốn, tương đương 16,09 triệu cổ phần.
Trong năm 2015, Cảng Sài Gòn đặt kế hoạch doanh thu 992,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 64,2 tỷ đồng. Trong 3 tháng cuối năm 2015, công ty lên kế hoạch doanh thu 291,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 16,7 tỷ đồng.
Một nội dung quan trọng khác được đại hội thông qua, đó là Cảng Sài Gòn trình lên kế hoạch hợp tác với một tập đoàn BĐS lớn thành lập Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông (Cảng Sài Gòn nắm 26% vốn điều lệ) để thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng Khánh Hội.
Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án trên 11.000 tỷ đồng. Công ty Ngọc Viễn Đông dự kiến sẽ bán sản phẩm của dự án từ năm 2018 và mang lại cổ tức cho cổ đông trên 10%/năm. Quy mô dự án chuyển đổi công năng 32,1 ha với chiều dài bờ sông 1.800 m, dân số dự kiến 11.650 người, 3.000 căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, biệt thự ven sông, ga hành khách tàu biển, trường học, giao thông thuận tiện.
Nhiều ý kiến đánh giá cho thấy đến năm 2020, kết hợp với khu đô thị ngay khu vực nhà máy đóng tàu Ba Son, dự án khu đô thị mới tại vị trí cảng Khánh Hội này tạo nên một vị thế mới cho trung tâm Tp.HCM – xứng tầm hoàn ngọc Viễn Đông. Một số dự án hạ tầng kết nối hay khu đô thị lớn này với bán đảo Thủ Thiêm đang được gấp rút triển khai như cầu Thủ Thiêm 2, thành phố đang xem xét đề án xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và 4 theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Bên cạnh đó, đại hội lần thứ nhất này cũng đã bầu bổ sung 9 thành viên mới vào ban hội động quản trị Cảng Sài Gòn giai đoạn 2015 – 2020. Trong năm 2015, tổng mức lượng và thù lao chi trả cho 9 thành viên HĐQT và 3 thành viên ban kiểm soát là gần 1,2 tỷ đồng.
Một góc Cảng Sài Gòn hiện hữu
Hiện Cảng Sài Gòn đang trực tiếp quản lý 4 khu cảng trực thuộc tại quận 4 và quận 7, gồm cảng Nhà Rồng Khánh Hội, cảng Tân Thuận, cảng Tân Thuận 2, Cảng Hành khách tàu biển và thuê khai thác cầu cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Tiếp tục cập nhật
Theo Trí thức trẻ