Điều kiện sử dụng đất có mặt nước ven biển thế nào theo Luật Đất đai 2024?
Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực quy định cụ thể về điều kiện sử dụng đất có mặt nước ven biển cũng như các nguyên tắc cần tuân thủ đối với hoạt động lấn biển.
Điều kiện sử dụng đất có mặt nước ven biển như thế nào?
Căn cứ Điều 189 Luật Đất đai 2024 quy định về đất có mặt nước ven biển cụ thể như sau:
1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào các mục đích theo quy định của Luật này.
2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển;
đ) Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.
3. Việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước ven biển vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp mà không phải hoạt động lấn biển phải tuân thủ chế độ sử dụng các loại đất theo quy định của Luật này, quy định của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và luật khác có liên quan.
Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển được quy định thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai 2024 quy định việc sử dụng đất có mặt nước ven biển cụ thể:
- Sẽ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo vệ đất và làm tăng sự bồi tụ đất ven biển.
- Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường cũng như cảnh quan.
- Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia, giao thông trên biển.
- Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển, không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.
Hoạt động lấn biển cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
1. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế - xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
3. Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị.
4. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân, thực hiện các hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; đảm bảo quyền tiếp cận với biển của người dân cũng như cộng đồng.
5. Hoạt động lấn biển cần được thành lập dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định pháp luật.