Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo?

Khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng như Vietcombank, Bac A Bank, KienLongBank,… bị “bào mòn” trong 6 tháng đầu năm 2020.

Việc trích lập dự phòng rủi ro hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm.

Hiện tại, đã có khoảng hơn 12 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020. Tuy nhiên, hơn một nửa nhà băng chủ động hy sinh bớt lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận bị "bào mòn".

Cụ thể, "ông lớn" Vietcombank trong 6 tháng đầu năm ghi nhận lợi nhuận thuần từ kinh doanh tăng 2,5% so với cùng kỳ, đạt 14.990 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro lại tăng gần 21% so với cùng kỳ, lên mức gần 4.009 tỷ đồng do đó lợi nhuận trước và sau thuế giảm còn 10.982 tỷ đồng và 8.798 tỷ, tức giảm gần 3% so với cùng kỳ.

Cuối tháng 6/2020, nợ xấu của Vietcombank ở mức 6.433 tỷ đồng, tăng gần 11% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng mạnh gần 7.725 tỷ đồng, gấp 3 lần con số đầu năm, tức tăng tới 4.686 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 58% so với đầu năm, lên mức hơn 1.086 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 56%, lên mức gần 919 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 1

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 2

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 tại Vietcombank

 

Tương tự Vietcombank, dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là “gánh nặng” của nhiều ngân hàng tầm trung và nhỏ.

Chẳng hạn như Kienlongbank trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt gần 103 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kì; lợi nhuận sau thuế cũng giảm 31%, chỉ còn hơn 82 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm là chi phí dự phòng tại nhà băng này tăng mạnh 229% so với cùng kì, lên mức 79 tỷ đồng.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2020, nợ xấu tại KienLongBank tăng vọt 418% so với hồi đầu năm, lên mức 2.249 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 798%, lên mức gần 2.146 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 3

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 4

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 tại KienLongBank. 

Ngân hàng như LienVietPostBank cũng có vấn đề tương tự. Riêng quí 2/2020, mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ giảm 1,1% so với cùng kỳ, ở mức 654 tỷ đồng nhưng do ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro (tăng 352%) nên lợi nhuận trước thuế đạt chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng, giảm gần 34% so với cùng kì năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LienVietPostBank mạnh tay trích lập 216 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 14% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm còn 1.004 tỷ đồng và 806 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 5

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 6

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 tại LienVietPotBank.

Ngân hàng tầm trung như Sacombank cũng không thoát được vấn đề này. 6 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 50%, ghi nhận hơn 1.565 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế của Sacombank giảm khoảng 2%, chỉ còn lần lượt 1.428 tỷ đồng và 1.129 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 7

Nguồn: BCTC quý 2/2020 tại Sacombank.

 

Tương tự, luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại Bac A Bank đã giảm 6,2%, cộng thêm với sự tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro hơn 45%, lên mức gần 166 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm khoảng 19% so với cùng kì, chỉ còn lần lượt 353,4 tỷ đồng và 283 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến 30/6/2020, Bac A Bank ghi nhận 595 tỷ đồng nợ xấu, tăng gần 19% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 35% so với đầu năm, lên mức hơn 294 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 8

Dự phòng rủi ro 'ngốn' lợi nhuận nhiều nhà băng: Mừng hay lo? - Ảnh 9

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 tại Bac A

 

Ngoài ra, một số ngân hàng như VIB, NCB,... cũng chấp nhận hy sinh bớt lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận bị "bào mòn".

Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro quá lớn cũng chưa hẳn là dấu hiệu hoàn toàn tiêu cực của hệ thống ngân hàng. Đây có thể xem là việc chấp nhận "hy sinh" lợi ích trước mắt làm "của để dành" với mục đích tương lai ngân hàng sẽ phát triển vững bền hơn.

 

Theo Hà Phương/ Sở hữu trí tuệ

 

 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/du-phong-rui-ro-ngon-loi-nhuan-nhieu-nha-bang-mung-hay-lo-d79678.html

Tin liên quan