Đường sắt cao tốc xuyên biển dài gần 300km, vận tốc tàu lên tới 350km/giờ, có 19,9km đường ray được xây dựng ngay trên biển

Tuyến đường này chạy qua 8 ga với tổng vốn đầu tư khoảng 7,25 tỷ USD.

Tháng 9/2023, Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên, nối các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn và Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến, đi qua 3 vịnh ven biển gồm: Vịnh Tuyền Châu, vịnh Meizhou và vịnh Anhai.

Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài 277,42km, trong đó có 19,9km xây dựng trên biển, chạy qua 8 ga với tổng vốn đầu tư 53,04 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,25 tỷ USD).

Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài 277,42km, trong đó có 19,9km xây dựng trên biển
Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài 277,42km, trong đó có 19,9km xây dựng trên biển

Vận tốc thiết kế tối đa lên tới 350km/h giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Phúc Châu-Hạ Môn xuống chỉ còn 55 phút thay vì gần 2 tiếng như trước đây.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt cũng được kỳ vọng hỗ trợ phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc ven biển ở khu vực đông nam Trung Quốc, là sự bổ sung quan trọng mới nhất cho mạng lưới đường sắt cao tốc rộng khắp, thúc đẩy sự phát triển của các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn, Chương Châu và Tuyền Châu cũng như của toàn khu vực nơi tuyến đường đi qua.

Tuyến đường sắt cũng được kỳ vọng hỗ trợ phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc ven biển ở khu vực đông nam Trung Quốc
Tuyến đường sắt cũng được kỳ vọng hỗ trợ phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc ven biển ở khu vực đông nam Trung Quốc

Tuyến đường được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý GIS, mô hình thông tin số (BIM), hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, để thiết lập một chuẩn mực mới cho công trình xây dựng đường sắt cao tốc.

Tuyến đường được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau
Tuyến đường được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau

Dự án cũng được triển khai thi công với thiết bị lắp đặt đường ray song song, tức là có thể lắp đặt đồng thời đường ray hai chiều của tuyến đường sắt. Đây là công nghệ thi công đường sắt tiên tiến của Trung Quốc, với năng suất lắp đặt cao hơn 60% so phương thức thi công truyền thống, mỗi ngày có thể lắp đặt tới 6km đường ray hai chiều.

Đáng chú ý, tỷ lệ thi công cầu và hầm trên toàn tuyến tuyến đường sắt cao tốc Phúc Châu-Hạ Môn lên tới 84,3%, đã khắc phục những bài toán khó về công nghệ như duy trì thông tin liên lạc trong đường hầm dài, định vị phương tiện và giám sát tốc độ.

Tuyến đường sắt cao tốc này là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới đường sắt “8 dọc 8 ngang” của Trung Quốc
Tuyến đường sắt cao tốc này là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới đường sắt “8 dọc 8 ngang” của Trung Quốc

Tuyến đường sắt cao tốc này là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới đường sắt “8 dọc 8 ngang” của Trung Quốc, tạo thành một tuyến đường sắt cao tốc ven biển lớn nối liền 3 tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông, kết nối chặt chẽ 3 khu vực kinh tế lớn gồm bờ biển phía tây eo biển Đài Loan, đồng bằng sông Dương Tử và Khu vực vịnh lớn Quảng Đông-Hongkong-Macau.

Nhật Linh

Theo Chất lượng và cuộc sống