Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng và quy mô nhất của Việt Nam, nhằm kết nối hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc gây chú ý với nội dung sẽ huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện dự án.
Thường trực Chính phủ yêu cầu rà soát suất đầu tư, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước, tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác, đủ tin cậy và thuyết phục.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển nên cần các Bộ, ngành hành động quyết liệt để triển khai thực hiện.
Theo đơn vị tư vấn đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh/TP với tổng vốn đầu tư 67,34 tỷ USD sẽ có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho tuyến đường sắt tốc độ cao với công nghệ hiện đại, đồng thời giải thích lý do không chọn tốc độ 250km/h.
Theo TS Majo George (ĐH RMIT), Việt Nam có thể áp dụng thông lệ tốt nhất cũng như chiến lược sáng tạo để đảm bảo thành công cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Ngày 14/9 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã thông báo rằng dự án này đang được đẩy nhanh tiến độ, với mục tiêu trình Quốc hội vào năm 2025 và khởi công vào năm 2027.
Mục tiêu của dự án là giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, tái cấu trúc thị phần vận tải và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên trục Bắc - Nam.
Chủ tịch Ngân hàng AIIB Kim Lập Quần cho biết, sẽ dành khoảng 5 tỷ USD với lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam, trong đó tập trung vào các dự án lớn như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị...
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc sẽ được ưu tiên triển khai trước năm 2030.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam bảo đảm đồng bộ, thống nhất về tiêu chuẩn thiết kế, hạ tầng. Đối với các ga tại Hà Nội và TP. HCM phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách.