Lãi suất giảm sâu, ngân hàng có còn là kênh “trú ẩn” an toàn và thu lãi ổn định?
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất, thì việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ là vô ích khi đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng.
Ngân hàng có còn là kênh “trú ẩn” an toàn?
Vào cuối tháng 9/2020, sau quyết định giảm trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã đồng loạt cắt giảm lãi suất tiền gửi. Điển hình trong “cuộc đua” cắt giảm lãi suất này là bốn ngân hàng lớn có vốn nhà nước là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank. Trong đó, trong biểu lãi suất tiền gửi mới nhất vừa áp dụng, “ông lớn” Vietcombank đã giảm lãi suất về mức 2,9%/năm (kì hạn 1-2 tháng). Với lần điều chỉnh này, Vietcombank đã kéo mặt bằng lãi suất của ngân hàng này về mức thấp nhất trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
Người gửi tiền xót xa khi lãi suất ngân hàng giảm sâu |
Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019. Lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất, thì việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ là vô ích khi đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng. Trước diễn biến xấu của dịch Covid-19 trong mấy ngày qua, nhiều chuyên gia lo ngại lãi suất ngân hàng khả năng sẽ còn giảm sâu hơn mặt bằng hiện tại.
Việc gửi tiết kiệm lâu nay vốn được coi là kênh đầu tư được nhiều khách hàng lựa chọn do luôn có sự bảo đảm của hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên trước thực trạng các ngân hàng đồng loạt gia nhập “làn sóng” cắt giảm lãi suất, nhiều người băn khoăn liệu đây có còn là “kênh” giữ tiền an toàn và thu lãi ổn định nữa hay không?
Trước làn sóng giảm lãi suất, Phương Trang (nhân viên ngân hàng, TP.HCM), người vẫn đều đặn hàng tháng dành ra 20% thu nhập để gửi tiết kiệm thấy quá sốt ruột. Tính thêm giá cả chi tiêu tăng (với mức lạm phát mục tiêu 4%), khoản tiền gửi của cô thực chất chỉ sinh lời được 2-3%/năm, gần như bằng không. Trước tình hình này, Phương Trang cho biết cô đang băn khoăn về việc chuyển kênh đầu tư từ gửi tiết kiệm ngân hàng sang bất động sản, bởi xét về trung và dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt, có dư địa lớn nhất.
Cũng chuyển hướng “của để dành”, chị Trần Thu Hà (Hà Nội) sau khi đã tìm hiểu kĩ về chủ đầu tư cũng như khả năng sinh lời đã rút số tiền tiết kiệm để đặt cọc mua một căn hộ thuộc một dự án nghỉ dưỡng ven biển ở Phan Thiết (Bình Thuận). “Mấy năm trước lãi suất cao nên mình cứ bỏ tiền trong ngân hàng lấy lời. Nhưng giờ lãi suất hạ quá, gửi cũng giống như nhờ nhà băng giữ hộ trong khi mua căn hộ thì lợi kép, vừa có tiền cho thuê, sau này kinh tế hồi phục, bán đi cũng có lời”, chị Hà cho biết.
NovaWorld Phan Thiet có thể là một dự án hấp dẫn nhà đầu tư |
Bất động sản có là kênh sinh lời?
Theo khảo sát, tính đến quý 3/2020, có khoảng 60% nhà đầu tư chọn bất động sản là kênh đầu tư sinh lời, trong đó có 80% nhà đầu tư tin rằng thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2021-2022. Thực tế cũng đã chứng minh, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá bất động sản không hề giảm. Điều này cho thấy bất động sản vẫn có “sức đề kháng” tốt trước biến động của thị trường và được các nhà đầu tư quan tâm.
Một chuyên gia kinh tế phân tích, sự trở lại ngôi vị số 1 của bất động sản là có 2 lý do. Thứ nhất, xu hướng đón đầu sự phục hồi của thị trường này sau khi Chính phủ thể hiện quyết tâm “phá băng” bằng nhiều giải pháp. Nhiều nhà đầu tư cũng tin vào chu kỳ cứ 7 - 8 năm bất động sản lại có một đợt tăng giá. Theo đúng “chu kỳ” thì 1 - 2 năm nữa sẽ tới kỳ bất động sản sốt giá. Vì vậy, mua thời điểm này là hợp lý để chờ thời. Thứ hai là các kênh đầu tư khác như vàng (rủi ro giá, rủi ro chính sách), chứng khoán (bấp bênh và trong xu hướng điều chỉnh mạnh) đang thiếu hấp dẫn. Trong bối cảnh này, bất động sản trở thành lựa chọn số 1 trong các kênh đầu tư đối với nhiều người.
Từ một góc nhìn khác, tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng trong vòng 5 năm qua, hàng loạt dự án giao thông kết nối các khu vực phụ cận với trung tâm ở Hà Nội, TP.HCM được hoàn thành tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Mà đối với việc phát triển thị trường bất động sản thì hạ tầng và phân khu chức năng có vai trò rất quan trọng. Nó tạo ra các khu đô thị hoàn chỉnh, hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư, vừa đảm bảo môi trường sinh sống cho những người mua để ở, vừa có thể khai thác kinh doanh.
Về xu hướng bất động sản trong năm 2021, theo nhiều chuyên gia, thị trường sẽ có nhiều cơ hội, đặc biệt khi nền kinh tế phục hồi. Ngoài bất động sản công nghiệp, một điểm nổi bật trong thị trường bất động sản năm 2021 là bất động sản nghỉ dưỡng ven biển với tiềm năng là sự bùng nổ của du lịch. Tiềm năng này được dự đoán dựa trên hai nhân tố then chốt là kiểm soát dịch bệnh và lưu hành vắc xin kiểm soát đại dịch Covid-19. Mặt khác, cũng nhờ hai nhân tố nói trên, thị trường du lịch Việt Nam đang được đánh giá là hấp dẫn, cả với khách du lịch trong và ngoài nước.
Một yếu tố khác tạo nên sức hấp dẫn của các dự án nghỉ dưỡng ven biển là tỷ suất lợi nhuận của biệt thự nghỉ dưỡng biển được xem là cao nhất: nhà phố, căn hộ khoảng 3-6%, văn phòng cho thuê 8-10%, còn bất động sản biển là 10-16%. Hiện nay, khi triển khai các dự án biển, chủ đầu tư đều cam kết mức lợi nhuận khá cao, trong đó một doanh nghiệp bất động sản uy tín tại thị trường phía Nam còn mạnh dạn cam kết mức lợi nhuận lên tới 13%/năm.
Hiện tại, các kênh đầu tư đều thận trọng do tác động khó khăn từ đại dịch Covid-19 đem lại. Tuy nhiên, nhu cầu về một kênh đầu tư sinh lời nhanh, các nhà đầu tư vẫn chọn bất động sản để xuống tiền. Theo giới chuyên gia, với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, người dân lâu nay vẫn lựa chọn ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Tuy nhiên, gửi tiết kiệm ngân hàng thường chỉ được xem là kênh bảo toàn vốn, không phải là kênh sinh lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, đặc biệt với mức lãi suất thấp hiếm thấy trong thời điểm hiện tại.