Nguyên nhân Moody bất ngờ hạ xếp hạng tín nhiệm với hơn 11 ngân hàng Mỹ

Western Alliance Bancorp, một trong những ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biến động trong ngành ngân hàng khu vực, bị hạ hai bậc xếp hạng tín nhiệm.

Western Alliance Bancorp, một trong những ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biến động trong ngành ngân hàng khu vực, bị hạ hai bậc xếp hạng tín nhiệm.

Nguyên nhân Moody bất ngờ hạ xếp hạng tín nhiệm với hơn 11 ngân hàng Mỹ - Ảnh 1
 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody đã hạ xếp hạng của 11 ngân hàng khu vực Mỹ với lý do lãi suất tăng cao hơn và hàng loạt các vụ sụp đổ ngân hàng thời gian qua đã tạo ra môi trường đầy bất ổn, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Quyết định hạ xếp hạng mới nhất ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng quy mô khác nhau, có ngân hàng lớn như U.S. Bancorp với tổng tài sản hơn 682 tỷ USD, Zions Bancorp với tổng tài sản 89 tỷ USD hay Bank of Hawaii có tổng tài sản 24 tỷ USD.

Western Alliance Bancorp, một trong những ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biến động trong ngành ngân hàng khu vực, bị hạ hai bậc xếp hạng tín nhiệm. Ngân hàng First Republic, ngân hàng từng chứng kiến làn sóng rút tiền của người gửi tiền vào tháng trước, cũng đã bị hạ xếp hạng tín nhiệm.

Vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank vào tháng trước khiến cho các thành viên thị trường chú ý nhiều hơn đến sự yếu kém của các ngân hàng khu vực. Nhóm các ngân hàng này từng cung cấp nhiều khoản vay lãi suất thấp và mua vào chứng khoán có xếp hạng thấp. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ khách hàng có tiền gửi không thuộc diện được bảo hiểm đã chịu ảnh hưởng ngay lập tức khi có biến động xảy ra.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody khẳng định những áp lực nội tại các ngân hàng đang đối mặt đang lớn dần hơn nếu nhìn từ cả tài sản và nợ, thực tế này đang gây sức ép lên lợi nhuận. Những sự kiện gần đây đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu tính ổn định cao của tiền gửi cũng như bản chất hoạt động của họ cần phải đánh giá lại.

Theo Moody, các ngân hàng khu vực dễ chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản thương mại. Các ngân hàng Mỹ hiện đang nắm giữ khoảng nửa trong tổng nợ của bất động sản thương mại, nhiều các khoản nợ này tập trung trong lĩnh vực xây dựng, văn phòng hoặc phát triển đất đai.

Ngân hàng U.S. Bank có tỷ lệ vốn hóa khá thấp ngoài ra thua lỗ khá nhiều với các chứng khoán mà ngân hàng này nắm giữ. Trong tuần này, các nhà điều hành công bố tỷ lệ vốn hóa của ngân hàng này rớt xuống thấp tuy nhiên họ sẽ tăng vốn trong khoảng thời gian còn lại của năm nay và năm sau.

Ngân hàng Zions cũng có tỷ lệ thua lỗ lớn với danh mục chứng khoán, ngoài ra vốn của ngân hàng cũng sụt giảm mạnh.

Giám đốc bộ phận quan hệ nhà đầu tư tại ngân hàng Zions, ông James Abbott, cho biết khó khăn mà ngân hàng này đang đối mặt bao gồm nền tảng tiền gửi thấp và quy mô khách hàng còn hạn chế cũng như gặp khó với một số hoạt động đầu tư.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp vay tiền ít hơn khi mà tăng trưởng kinh tế nói chung đi ngang trong những tuần sau khi nước Mỹ chứng kiến 2 vụ sụp đổ ngân hàng gây ra nhiều xáo trộn tài chính, theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố trong báo cáo vào ngày thứ Tư được Wall Street Journal trích đăng.

Cụ thể, các ngân hàng tại nhiều khu vực của nước Mỹ siết chặt các điều kiện cho vay, họ thể hiện quan điểm lo lắng về tình hình thanh khoản cũng như kỳ vọng vào khả năng bất ổn dâng cao sau vụ việc của ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank, theo thông tin được các ngân hàng khu vực của Fed cho hay.

9/12 ngân hàng khu vực thuộc Fed công bố hoạt động kinh tế không thay đổi quá mạnh trong khoảng thời gian 6 tuần kết thúc vào ngày 10/4/2023.

Vào tháng trước, chủ tịch Fed – ông Jerome Powell nói rằng mức độ thu hẹp tín dụng sau vụ sụp đổ của loạt ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến việc liệu các quan chức ngân hàng trung ương có tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay không. Tháng vừa qua, Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên ngưỡng từ 4,75% - 5%, ngưỡng cao nhất tính từ tháng 9/2007.

Một số quan chức ngân hàng trung ương chia sẻ tình hình của ngành ngân hàng khiến họ phải đánh giá lại chính sách của mình. Chủ tịch Fed tại Chicago, ông Austan Goolsbee, vào tuần trước nói Fed cần phải thận trọng về việc tiếp tục nâng lãi suất nếu các số liệu kinh tế không ủng hộ cho động thái này.

“Ở thời điểm căng thẳng tài chính, cách tiếp cận tiền tệ phù hợp cần đến sự thận trọng và kiên nhẫn. Chúng ta cần thu thập thêm dữ liệu và cẩn trọng với việc nâng lãi suất quá mạnh tay cho đến khi chúng ta chứng kiến việc giảm lạm phát hiện đang đương đầu với nhiều thách thức đến như thế nào”, ông Goolsbee phân tích.

Ngock Diệp

Theo Kinh doanh và Phát triển