Những kiến nghị kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2022

Ngày 16/9, tại TP Hà Nội, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR tổ chức toạ đàm: Áp lực làm phát năm 2022 và đề xuất chính sách.

Mặc dù kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch nhưng rủi ro suy giảm đã gia tăng,với những bất ổn đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và những căng thẳng địa chính trị khác, lạm phát tăng vọt, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt mạnh mẽ và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Toàn cảnh toạ đàm Áp lực lạm phát năm 2022 và các đề xuất chính sách.  
Toàn cảnh toạ đàm Áp lực lạm phát năm 2022 và các đề xuất chính sách.  

Nền kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong Quý 3 năm 2022, thị trường cầu hàng hóa bị giảm dần dưới tác động của lạm phát tăng cao và các điều kiện tài chính thắt chặt. Các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, và lạm phát giá nhập khẩu năng lượng.

Sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đáng kể hơn dự kiến, do những tác động tiêu cực của sự lan rộng biến chủng Covid-19 cùng việc duy trì các hạn chế, cộng thêm đó là khủng hoảng thị trường bất động sản ngày càng sâu sắc, tiêu dùng nội địa và nhu cầu toàn cầu suy yếu.

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR.  
TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR.  

Theo TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR cho biết: Trong giai đoạn 2022-2023, triển vọng kinh tế toàn cầu đã xấu đi, tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống từ 1,7-3,7% năm 2022 và 1,8-4,0% vào năm 2023. Kết quả là, lạm phát ở các quốc gia phát triển đang đạt đến mức chưatừng thấy kể từ những năm 1980.

Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 7,2-9,4% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,0-6,5% vào năm 2023. Áp lực lạm phát từ phía cầu đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương triển khai các chính sách tiền tệ chặt chẽ và chạy đua lãi suất, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng.

Động thái tăng lãi suất của một loạt Ngân hàng trung ương các nước sẽ tạo các hiệu ứng phụ và các tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế như: Bóp nghẹt sản xuất lẫn tiêu dùng dẫn đến suy thoái kinh tế, người lao động mất việc làm ảnh hưởng đến ổn đinh và an ninh. Trong nhiều trường hợp, vòng xoáy đình đốn sản xuất, thiếu hụt nguồn cung khiến lạm phát không giảm đi trong bối cảnh đình trệ sản xuất– kinh doanh.

Các chuyên gia kinh tế tham dự toạ đàm.  
Các chuyên gia kinh tế tham dự toạ đàm.  

Từ những phân tích trên, báo cáo của VEPR nhận định cho rằng: Các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế giảm tác dụng so với dự kiến ban đầu; Tăng trưởng giảm, đình trệ sản xuất kéo dài làm nản lòng các nhà đầu tư khiếnhọ rút lui khỏi thị trường; Nợ xấu tăng khiến cho rủi ro hệ thống tài chính/ngân hàng tăng cao, kéo theo rủi ro nợ công; An sinh Xã hội cho nhóm yếu thế gặp khó khăn; Bất ổn Xã hội kéo theo bất ổn an ninh.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển quốc tế liên tục tăng cao. Các đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàncầu và giá hàng hoá thô toàn cầu tăng cao khiến chi phí vận tải và đầu vào sảnxuất của Việt Nam tăng, đẩy áp lực lạm phát tăng cao. Giá xăng dầu tăng mạnhtrong 6 tháng đầu năm đẩy giá cả nhóm giao thông vận tải tăng sốc.

TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế cho rằng: Dự báo năm 2023, áp lực lạm phát sẽ còn lớn hơn, khó khăn hơn, điều này sẽ tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, năm 2022, tăng trưởng GDP dự báo khoảng 7 - 7,5%, nhưng năm sau sẽ là 6,5 -  7%.

Trong đó, giá xăng dầu trong nước tăng tới 45,33% so với cùng kỳ năm trước, tác động trực tiếp làm CPI toàn phần tăng 1,63 điểm. Nhìn chung, áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu, song Việt Nam vẫn đang kiểmsoát khá tốt tình hình. CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳnăm trước, cao hơn mức tăng 1,67% của bình quân 8 tháng năm 2021, nhưng thấphơn mức tăng của bình quân 8 tháng các năm 2018-2020.

Nhìn từ các phân tích nước ngoài, như lạm phát ở Châu Âu tăng kỷ lục vào tháng 6/2022. Lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 6/2022 là 8,6%. Kết quả này là một thành công trong kiểm soát giá cả của Chính phủ, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã đề ra trong năm 2022.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong các tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Tổng hợp tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước, dự báo lạm phát trong nước năm 2022 sẽ ở mức 3,5-3,8%.

Một số khuyến nghị

Đưa ra những khuyến nghị chính sách, VEPR cho rằng: Mặc dù tình hình kiểm soát lạm phát đã tương đối tốt trong 8 tháng đầu năm, nhưng áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn còn, do vậy, cần kiên trì thực hiện các biện pháp ổn đinh kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, kìm chế lạm phát như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Một số chuyên gia tham dự toạ đàm.  
Một số chuyên gia tham dự toạ đàm.  

Đồng thời, cân nhắc có chọn lọc các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ các nhóm sản xuất hoặc người lao động gặp khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong đó đặc biệt chú trọng rà soát và thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các nhóm sản xuất và dịch vụ có tính đặc thù cao phụ thuộc vào giá nguyên phụ liệu đầu vào hoặc chi phí logistic tăng cao (ví dụ như đánh bắt thuỷ sản, giao thông – vận tải công cộng, xuất khẩu nông – thuỷ sản).

Khu vực kinh tế tư nhân qua đại dịch Covid-19 đã chứng tỏ sự linh hoạt và sức chống chịu, vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ trong và sau dịch Covid-19, với sự quay trở lại cũng như thành lập mới của hàng chục nghìn doanh nghiệp chắc chắn sẽ là động lực to lớn cho sự phục hồi sản xuất – kinh doanh và tăng trưởng những tháng cuối năm 2022.

Do vậy, để phát triển kinh tế tư nhân, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự lực và có khả năng hội nhập thì việc quan tâm và hỗ trợ, nhất là những hỗ trợ về vốn và tiếp cận thị trường (cả cung và cầu) cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nên là ưu tiên chính sách của nhà nước nhằm phục hồi tăng trưởng đồng thời góp phần ổn định thị trường, kìm chế lạm phát trong thời gian tới.

Trong đó, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, bằng chính sách mạnh mẽ phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghệ cao hay đơn giản nhất là rà soát cắt giảm thêm các sắc thuế/phí hoặc các gánh nặng thủ tục không cần thiết cho doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ và bình đẳng hơn nữa.

Khu vực kinh tế đối ngoại, nhất là khối sản xuất (chủ lực là công nghiệp chế biến – chế tạo với đầu tầu là các Doanh nghiệp FDI) vẫn sẽ đóng vai trò chủ công đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm nay. Việc tiếp tục quan tâm giải quyết những vướng mắc về môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn về thiếu lao động hoặc các yếu tố đứt gãy chuỗi cung ứng là điểm cần lưu ý để hỗ trợ cho khu vực kinh tế đối ngoại và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối của năm 2022.

Công tác dự báo và đánh giá chính sách cần làm thường xuyên, và có sự công khai, minh bạch và kịp thời hơn nữa. Các ngành và các cấp cần thường xuyên cập nhật các chính sách và đặc biệt công bố các dữ liệu để các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, tư vấn và phản biện chính sách cũng như báo chí có thể tham gia thực hiện đóng góp, dự báo tình hình kinh tế và có những góp ý điều chỉnh kịp thời các chính sách nhằm vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo mục tiêu phát triển và phục hồi tăng trưởng bền vững trong năm 2022 và 2023 đúng như mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết đầu năm của Quốc hội và Chính phủ.

Văn Trì

Theo Chất lượng và Cuộc sống