Phác thảo hình hài cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ kết nối các tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức và sân bay Long Thành.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có ý kiến về việc phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 1 dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Tuyến đường Hương Lộ 2 ven sông Đồng Nai đang triển khai giai đoạn 1    
Tuyến đường Hương Lộ 2 ven sông Đồng Nai đang triển khai giai đoạn 1    

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo đó dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7 km, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh QL1 qua TP Biên Hòa, điểm cuối giao với QL56 (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trên tuyến sẽ xây dựng 2 nút giao quan trọng gồm nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành) và nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Thời gian chuẩn bị trong năm 2021 - 2022, lựa chọn nhà đầu tư 2022 - 2023, giải phóng mặt bằng, tái định cư 2022 - 2024, thi công xây dựng công trình 2024 - 2026.

Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ rút ngắn khoảng cách từ Vũng Tàu về TP.HCM và Đồng Nai  
Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ rút ngắn khoảng cách từ Vũng Tàu về TP.HCM và Đồng Nai  

Hiện nay hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực chuẩn bị để có thể sớm khởi công dự án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy sau khi xây dựng hoàn thành, tuyến đường sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên QL51 hiện đang quá tải phương tiện.

Khi giai đoạn 1 của dự án hoàn thiện sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và bảo đảm ATGT trên QL51 vốn đang quá tải trầm trọng. Song song đó phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Trước đó để tăng kết nối giao thông với các tỉnh lân cận, cuối năm 2019, Sở GTVT Đồng Nai đã đề xuất xây dựng đường liên vùng 4 để kết nối từ đường Vành đai 3 (đoạn qua TP Thủ Đức, TP.HCM) kết nối với QL51 (huyện Long Thành), cao tốc cao tốc Long Thành, QL1 và đường Tỉnh lộ 769, sân bay Long Thành.

Tuyến liên vùng 4 theo qui hoạch sẽ xây dựng một cầu bắc qua sông Đồng Nai để kết nối giao thông từ với TP Thủ Đức về Đồng Nai  
Tuyến liên vùng 4 theo qui hoạch sẽ xây dựng một cầu bắc qua sông Đồng Nai để kết nối giao thông từ với TP Thủ Đức về Đồng Nai  

Dự kiến, chiều dài toàn tuyến liên vùng 4 đường này là 45km, chiều rộng mặt đường là 40m. Đoạn từ đường Vành đai 3 đến QL51 có chiều dài 13 km. Tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 6,6 ngàn tỷ đồng. Trên địa phận Đồng Nai, tuyến đường sẽ đi qua địa bàn TP.Biên Hòa và huyện Long Thành.

Trong quy hoạch ban đầu sẽ xây dựng một cầu bắc qua sông Đồng Nai để kết nối giao thông từ với TP Thủ Đức về Đồng Nai, giảm tải lượng phương tiện lưu thông trên QL1 qua cầu Đồng Nai và cao tốc Long Thành đang bị quá tải.

Trả lời báo chí, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nhận định, tuyến đường liên vùng 4 sẽ giải quyết tối ưu nhu cầu giao thông từ thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Nai. Đồng thời, tuyến đường này cũng góp phần phục vụ cho kết nối tới cảng hàng không quốc tế Long Thành thuận tiện trong tương lai.

Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tạo ra 2 lộ trình mới để di chuyển giữa từ thành TP.HCM đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc lựa chọn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây  
Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tạo ra 2 lộ trình mới để di chuyển giữa từ thành TP.HCM đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc lựa chọn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây  

Trao đổi với PV, một PGĐ Sở GTVT Đồng Nai nhìn nhận, để có thể triển khai dự án, đường liên vùng 4 sẽ được cập nhật vào quy hoạch giao thông của TP.HCM và Đồng Nai. Sau đó trình Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ.

Tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Bộ GTVT, TP.HCM để xúc tiến chuẩn bị đầu tư cầu Cát Lái, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Mặt khác, với hàng loạt dự án ở Đồng Nai đã hoàn thành đưa vào khai thác như tuyến tránh QL1 qua Biên Hòa, cao tốc Long Thành, sắp tới thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang triển khai)... sẽ hình thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối liên vùng ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Sự phát triển bứt phá của hạ tầng chính là động lực then chốt thúc đẩy nền kinh tế toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh mẽ, trong đó thị trường bất động sản phía Đông sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Đặc biệt, những sản phẩm BĐS thuộc các đô thị mới được quy hoạch bài bản tọa lạc ngay tâm điểm kết nối này, đơn cử như khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City do tập đoàn Novaland đầu tư và phát triển sẽ là điểm sáng đầu tư và lựa chọn an cư của cư dân thành thị.

 

Tham quan Aqua City qua sa bàn ảo https://aquacity.com.vn/sa-ban-360/ hoặc gọi hotline 0943797979.

Quang Anh

Theo Kinh doanh & Phát triển