Sân bay 19 tỷ USD 30 năm chưa một lần làm thất lạc hành lý của khách đang chìm dần xuống biển khơi
Sân bay này đã có tuổi đời 30 năm, đón khoảng 30 triệu hành khách mỗi năm và có nguy cơ chìm dần trong sự tiếc nuối.
Sân bay quốc tế Kansai là một trung tâm du lịch lớn của thành phố Kansai, Nhật Bản và đón tiếp hàng triệu hành khách mỗi năm. Sân bay này được khai trương lần đầu tiên vào năm 1994 như một giải pháp cho tình trạng quá tải tại sân bay gần nhất ở Osaka – nhưng chỉ 30 năm sau, nó dần chìm xuống biển.
Kansai ra đời sau khi người ta quyết định rằng khu vực này đang mất lợi thế về thương mại với Tokyo và do đó cần một sân bay lớn hơn sân bay hiện tại đã cũ. Sân bay đóng vai trò là cửa ngõ vào Kansai, khu vực đô thị lớn thứ hai ở Nhật Bản.
Hai hòn đảo nhân tạo đã được tạo ra ở vịnh Osaka, nối với thị trấn Rinku ở Osaka bằng một cây cầu nối trên mặt nước. Sân bay Kansa nằm trên hai hòn đảo nhân tạo này.
Toàn cảnh nhà ga số 1, Cảng hàng không Kansai. Ảnh: Osakaairport
Sân bay này đã hứng chịu nhiều đợt thiên tai bão tố. Ngoài việc vượt qua trận động đất lớn Hanshin năm 1995, sân bay này còn từng bị một cơn bão tấn công vào năm 2018 khiến nước biển tràn vào đường băng. Vài ngày sau thảm họa, một chiếc tàu chở dầu đã đâm vào cây cầu nối sân bay với đất liền, khiến hành khách mắc kẹt. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại và tiếp tục hoạt động.
Hiện tại, nó đang chìm nhanh hơn báo động. Các chuyên gia cho rằng nó có thể chìm dưới nước trong vòng 30 năm nữa. Một toà nhà trong vùng này đã chìm hơn 11m kể từ khi nó được xây dựng. Chỉ sau 6 năm, một phần của hai hòn đảo cũng đã lún xuống ngưỡng chỉ còn cách 5m so với mực nước biển.
Một cây cầu đặc biệt nối từ sân bay vào đất liền. Ảnh: Mirko Kuzmanovic / Shutterstock
Mặc dù các kỹ sư đã dự đoán được sân bay sẽ chìm trong khoảng thời gian 50 năm nhưng họ chưa bao giờ tưởng tượng nó sẽ chìm nhanh đến mức này. Họ dự đoán nó sẽ ổn định ở độ cao khoảng 4m so với mực nước biển - độ cao tối thiểu cần thiết để ngăn chặn lũ lụt.
Nỗ lực giữ cho các tòa nhà không bị chìm, giới chức Nhật Bản đã chi số tiền khổng lồ trị giá 146 triệu USD để nâng cao tường chắn sóng. Các công nhân đã khoét rỗng khu vực bên dưới nhà ga hành khách, đặt các tấm bên dưới kích thủy lực và nâng các cột lên theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, về lâu dài nó khó có thể tạo ra nhiều khác biệt. Một số chuyên gia cho rằng đó chỉ là nỗ lực vô ích và nguy cơ chìm là không thể tránh khỏi.
Sân bay đã sống sót qua các thảm họa thiên nhiên bao gồm động đất và bão. Ảnh: Getty Images
Hiện tại, sân bay vẫn được ưa chuộng với hành khách, đón khoảng 30 triệu hành khách mỗi năm. Nó đã đạt được thành tích mà các sân bay quốc tế khác chỉ có thể mơ ước. Kansai đã không bị thất lạc một kiện hành lý nào của hành khách kể từ khi mở cửa lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1994, tạo cho mình danh tiếng quốc tế vô song về độ tin cậy và hiệu quả hoạt động.
Lược dịch từ Metro, Forbes.