Sau cái bắt tay của 3 tỷ phú, Vin Group đã âm thầm tung app thương mại điện tử mới
Tên gọi One Mount Group được cho là lấy cảm hứng từ thành ngữ ba cây chụm lại nên hòn núi cao đề cập việc hợp tác trên nhiều phương diện giữa 3 tập đoàn tư nhân cũng như 3 tỷ phú hàng đầu Việt Nam.
One Mount Group ra đời lấy cảm hứng từ ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Tháng 9/2019, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã ra quyết định góp 51,22% vốn thành lập CTCP One Mount Group với vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng. Bên cạnh Vingroup, One Mount Group còn 2 cổ đông sáng lập khác là 2 cá nhân: Nguyễn Minh Hồng (0,98%) và Ngạc Văn Lượng (0,06%).
Vai trò chính của One Mount Group không được công bố cụ thể còn trên đăng ký kinh doanh, công ty này đăng ký một ngành nghề hoạt động chính là "Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa" nhưng trừ hoạt động đấu giá hàng hóa.
Đầu tháng 9/2019, trước khi được thành lập chính thức, các lãnh đạo cấp cao của One Mount Group đã sang Hoa Kỳ tổ chức buổi tiếp xúc với hơn 30 chuyên gia người Việt làm việc đang làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, marketing… và kêu gọi những chuyên gia này về nước làm việc.
Tên gọi One Mount Group được cho là lấy cảm hứng từ thành ngữ "ba cây chụm lại nên hòn núi cao" đề cập việc hợp tác trên nhiều phương diện giữa 3 tập đoàn trên cũng như 3 tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Nguyễn Đăng Quang – Hồ Hùng Anh.
Để thắt chặt thêm tinh thần "ba cây chụm lại", đến tháng 11/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của One Mount Group đã được thay đổi từ bà Nguyễn Mai Hoa sang ông Hồ Anh Ngọc.
Ông Hồ Anh Ngọc sinh năm 1982, là em trai của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh. Trên trang LinkedIn của mình, ông Hồ Anh Ngọc cho biết ông giữ vị trí Chủ tịch của One Mount Group kể từ tháng 10/2019. Ngoài ra ông còn đang giữ vị trí Phó Chủ tịch của Công ty quản lý quỹ Kỹ thương – Techcom Capital.
Vingroup âm thầm tung app thương mại điện tử mới
Cách đây đúng 1 năm, sự ra đời của One Mount Group đã gây xôn xao dư luận khi được giới thiệu một cách không chính thức là được thành lập bởi một số tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam.Công ty mới này có vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 51,22% vốn.
Đến tháng 11/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của One Mount Group đã được thay đổi từ bà Nguyễn Mai Hoa sang ông Hồ Anh Ngọc, em trai của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.
Sau đó hầu như không có thông tin mới đồng thời thương vụ đình đám sáp nhập hệ thống bán lẻ Vincommerce với Masan Consumer Holdings đã thu hút sự quan tâm quá lớn khiến cho One Mount Group không còn được nhiều người nhắc đến.
Tuy nhiên mới đây, trên các kho ứng dụng Google Play Store và AppStore của Apple đã xuất hiện ứng dụng VinShop được phát triển bởi "Vingroup joint stock company" – tương tự như các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup như VinID, VinFast POS, MyVinpearl…
Các hình ảnh minh họa trên kho ứng dụng đều nổi bật thông điệp "VinShop by One Mount Group" và được mô tả là ứng dụng thuộc tập đoàn One Mount Group dành cho các chủ tiệm tạp hóa và đối tác. Theo đó các chủ tiệm tạp hóa thông qua ứng dụng này có thể đặt hàng giá tốt với các ưu đãi, đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp.
Như vậy có thể thấy dường như VinShop là một mô hình thương mại điện tử bán buôn (B2B Ecommerce) được vận hành bởi One Mount Group. Tên miền vinshop.vn cũng được đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp này. Điều này cũng lý giải việc One Mount Group đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa.
Thương mại điện tử bán buôn là mô hình không mới nhưng hiện vẫn còn khá sơ khai tại Việt Nam và đang nhận được sự quan tâm lớn. Dễ nhận thấy mục tiêu chính mà VinShop hay các startup nổi bật trong lĩnh vực này như Telio, Thị trường Sỉ… đang hướng đến là phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí từ nhà sản xuất đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ.
Số liệu từ Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy mặc dù kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) đang phát triển mạnh mẽ nhưng hiện cũng mới chỉ chiếm 25-26% tổng doanh thu thị trường và ¾ thị phần còn lại vẫn thuộc về chợ truyền thống, tiệm tạp hóa.
Theo chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 14%/năm
Thị trường tiềm năng như vậy nhưng việc tiếp cận, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt vào kênh truyền thống chưa hiệu quả. Với việc kết nối trực tiếp với nhà cung cấp thông qua VinShop, các chủ tiệm tạp hóa sẽ giải quyết được bài toán nhập hàng nhỏ lẻ từ nhiều đại lý cũng như được hưởng nhiều ưu đãi chiết khấu trực tiếp từ đơn vị sản xuất.
Theo báo cáo "Ngành bán lẻ Việt Nam: Chuyển dịch nhanh sang mô hình bán hàng đa kênh" mới công bố của Deloitte, tính đến hết năm 2019, cả nước có 3.450 siêu thị với tổng diện tích sàn lên đến hơn 1,6 triệu m2. Khác với các mô hình bán lẻ còn lại, kênh siêu thị ghi nhận mức tăng trưởng doanh số cao nhất vào năm 2019, đạt 16%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 cùng như xu thế phát triển của thương mại điện tử, các mô hình bán lẻ này có được sự tốc độ tăng trưởng khá tốt mà mô hình truyền thống không có được.