Sốt đất cục bộ trong năm 2021 sẽ xảy ra tại những khu vực nào?
Sốt đất cục bộ trong năm 2021 sẽ xảy ra tại những khu vực nào?; Dịch bùng phát, môi giới bất động sản nghỉ Tết Tân Sửu sớm... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.
Sốt đất cục bộ trong năm 2021 sẽ xảy ra tại những khu vực nào?
Thị trường đang có sự chuyển hướng thực sự về tâm lý dòng tiền quyết định đảo chiều. Thay vì “găm” cất gửi ngân hàng, hay bỏ vốn vào các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, nhiều người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp quyết định xuống tiền vào bất động sản.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, cựu chủ tịch của LienVietPostBank cho rằng: "Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ sốt hơn bao giờ hết vào cuối năm 2021, không còn là thời kỳ trầm lắng như giai đoạn năm 2020".
Chung quan điểm với ông Hưởng, theo Công ty Chứng khoán VNDirect, việc điều chỉnh địa giới hành chính ở một số khu vực trong cả nước có thể kéo theo cơn sốt đất cục bộ, dự kiến sẽ khuấy động thị trường bất động sản 2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dịch bùng phát, môi giới bất động sản nghỉ Tết Tân Sửu sớm
Thời điểm đầu năm 2020, thị trường bất động sản ghi nhận có khoảng 50% lực lượng môi giới bất động sản hưởng kỳ nghỉ Tết dài bất đắc dĩ. Một số quay trở lại thành phố nhưng không có việc làm nên tìm nghề khác làm tạm như buôn bán, livestream hoặc đi phát tờ rơi… Đến hiện tại, cận kề Tết Tân Sửu, dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng hơn những lần trước, giới chuyên gia dự báo thị trường bất động sản lại chịu ảnh hưởng sau một thời gian phục hồi. Điển hìn tại một số địa phương, thị trường bất động sản dừng hoạt động, nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch đã buộc phải nghỉ tết sớm, thậm chí có lo ngại kỳ nghỉ tết năm nay sẽ còn dài hơn năm trước.
Anh Trần Văn Toàn, một nhân viên môi giới làm việc trong một công ty bất động sản ở Hà Nội nhớ lại, cũng vào thời điểm này năm ngoái, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết, toàn bộ hoạt động của công ty nơi anh làm việc đều tê liệt bởi dịch bùng phát. Mỗi ngày nhân viên vẫn đến công ty đều đặn nhưng không có việc để làm. Đa phần môi giới chỉ đến công ty cho vui, một số ngồi máy tính xem phim cả ngày vì không có sự kiện, không có sản phẩm, cũng không có khách hàng hỏi mua đất, mua nhà trong thời điểm dịch bùng phát.
Anh cho biết, vì sốt ruột muốn kiếm tiền nên anh và nhiều đồng nghiệp khác liên tục gọi điện, nhắn tin cho các mối quen để giới thiệu các sản phẩm căn hộ trên thị trường thứ cấp nhưng hầu hết khách hàng đều từ chối gặp mặt do lo sợ lây nhiễm dịch.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điều gì tạo nên sự thành công của bất động sản nhà ở tại TP.HCM?
Tính đến hết quý IV/2020, tại phân khúc căn hộ của thị trường TP.HCM đã chứng kiến lượng nguồn cung thấp nhất trong 5 năm vừa qua trong, với nguồn cung sơ cấp đạt gần 11.300 căn, tăng 12% theo quý và 14% theo năm. Trong đó 4 dự án mở mới và 12 giai đoạn tiếp từ các dự án hiện hữu, chiếm lĩnh 75% thị phần. Nguồn cung sơ cấp năm 2020 đạt mức thấp nhất trong 5 năm với hơn 25.300 căn, giảm mạnh 38% theo năm do nguồn cung mới hạn chế và lượng hàng tồn thấp. Hạng C tiếp tục chiếm lĩnh nguồn cung cả năm với 65% thị phần.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định: “Chúng tôi cho rằng việc căn hộ hạng C vẫn là nguồn cung chiếm đa số trên tổng lượng sơ cấp (lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường) là một dấu hiệu tích cực. Chúng tôi tin rằng nguồn cung căn hộ để bán vẫn đang đi đúng hướng với nhu cầu thực tế của người dân”.
Dự báo về nguồn cung trong tương lai, bà Trang cho biết: “Tính đến 2024, nguồn cung tương lai dự kiến có hơn 115.000 căn hộ, trong đó nguồn cung năm 2021 chiếm 15%. Nguồn cung mới vẫn còn khá là hạn chế, nhất là đối với những dự án đang mở bán ở giai đoạn đầu tiên. Trong khi một năm qua, hầu hết nguồn cung là từ các dự án đã phát triển như các dự án phức hợp, các khu đô thị lớn. Điều đó sẽ giúp cho tiến độ phát triển dự án rất tốt cũng như tạo ra một môi trường sống lành mạnh, chất lượng cho cư dân, đồng thời dần khẳng định được vị thế các dự án phức hợp trong thị thường nhà ở”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đà Nẵng: Lập tổ liên ngành tháo gỡ vướng mắc về đất đai
Ngày 2/2, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng cho hay, UBND TP vừa ra quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về đất đai, quy hoạch, tài chính và các vấn đề liên quan khác đối với các dự án, khu đất trên địa bàn TP.
Theo quyết định này, ông Lê Quang Nam (Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) sẽ làm Tổ trưởng tổ liên ngành. Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT Đà Nẵng là Tổ phó thường trực.
Thành viên Tổ công tác liên ngành còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị như: Văn phòng UBND TP, Thanh tra TP, Sở Tài chính, Sở Tư pháp…
Ngoài ra, Tổ trưởng quyết định việc mời thêm đại diện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tham gia tư vấn cho tổ đối với những trường hợp cụ thể khi cần thiết.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá đất 4 quận nội thành Hà Nội tăng hơn 2 lần
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Quyết định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn trong năm 2021 với hệ số K cao nhất ở mức 2,15.
Theo đó, hệ số K làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi giao đất không thông qua đấu giá; thu tiền sử dụng đất khi tổ chức được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với các thửa đất tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, hệ số K = 2,15. Đối với các thửa đất tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Tây Hồ, hệ số K = 1,95. Những thửa đất tại các quận còn lại có hệ số K = 1,80.
Xem thông tin chi tiết tại đây