UBND TP. HCM vừa có quyết định ban hành kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP. HCM đến hết năm 2025.
Việc tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng giúp tăng hàng hóa chất lượng, đảm bảo thu hút nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây công tác này gần như không có chuyển biến, khiến thị trường thiếu “hàng mới”.
(VNF) - Bộ Tài chính hiện đang rà soát, xây dựng báo cáo về việc sửa đổi các Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, số 91/2015/NĐ-CP, số 32/2018/NĐ-CP và số 140/2020/NĐ-CP. Một trong những nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung là tách quá trình sắp xếp, xử lý nhà đất ra khỏi quá trình cổ phần hóa.
Tham gia kiến sửa đổi Luật Đất đai tại “Hội nghị phản biện xã hội” vừa diễn ra do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ cổ phần hóa là vấn đề sắp xếp, xử lý đất đai không hợp lý.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Thời gian qua việc xác định giá trị của doanh nghiệp còn chưa chính xác dẫn tới kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 và từ 2020 đến nay không đạt mục tiêu. Trước bài học từ nhiều vụ việc, các chuyên gia bày tỏ lo ngại việc cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc bán công ty để bán đất.
Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đề xuất cần rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp (DN) khi thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn.
Ngành ngân hàng tuần qua chứng kiến loạt thông tin đáng chú ý như: Ngân hàng nhà nước yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank; HDBank thoái sạch vốn tại một doanh nghiệp dầu khí; hai ông lớn ngân hàng cùng siết nợ một đại gia bất động sản Quảng Ninh;...
Khởi động cổ phần hoá từ 2007 nhưng 14 năm nay, tiến trình trở thành ngân hàng đại chúng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị và đất đai chính là nguyên nhân ngáng đường.
Năm 2020, Agribank ước lãi đạt gần 13.000 tỷ đồng, hoàn thành toàn diện mọi kế hoạch kinh doanh. Song Agribank cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề tăng vốn và cổ phần hóa.