Tập đoàn Bảo Việt: Kinh doanh đa ngành nhưng lợi nhuận khiêm tốn

Từ một tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bảo hiểm, kể từ khi lấn sân sang các ngành ngân hàng, đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản Tập đoàn Bảo Việt ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn này cho đến nay đều có kết quả không mấy khả quan.

Doanh nghiệp không được kinh doanh bất động sản, loạt dự án bỏ hoang của Tập đoàn Bảo Việt sẽ ra sao?

Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) có tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu đồng được thành lập năm 1964. Theo báo cáo kết quả hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt trong quý 1/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tính đến 31/03/2022 đạt gần 9,438 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 1/2021 đạt 8,557 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt gần 511 tỷ đồng.

Tập đoàn Bảo Việt: Kinh doanh đa ngành nhưng lợi nhuận khiêm tốn - Ảnh 1
Nguồn: BCTC Hợp nhất quý I/2022 của BVH
Nguồn: BCTC Hợp nhất quý I/2022 của BVH

Mới đây, Tập đoàn Bảo Việt đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 với các tờ trình đều được thông qua. Trước câu hỏi của cổ đông về kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới, lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt cho biết hiện nay, Bộ Tài chính đang sở hữu 65% vốn tại BVH. Và từ nay đến năm 2025, vốn Nhà nước tại BVH vẫn sẽ giữ nguyên tỷ lệ 65%. Đến giai đoạn 2026-2030, Bộ Tài Chính sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 65% về 51%.

Tại Đại hội, lãnh đạo BVH cho biết: “Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty mẹ BVH là 7,423 tỷ đồng, vốn chủ hữu trên 18,000 tỷ đồng và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết trên 14,000 tỷ đồng. Còn hơn 4,000 tỷ đồng sắp tới sẽ được sử dụng chi trả cổ tức và còn 2,000 tỷ đồng vốn từ phát hành riêng lẻ. Trước đó năm 2019, BVH đã phát hành riêng lẻ thu về 4,012 tỷ đồng, hiện tại BVH đã sử dụng xấp xỉ 2,000 tỷ đồng để phát triển công nghệ thông tin và phát triển lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, vốn còn lại là 2,000 tỷ đồng. Do đó có thể nói BVH hiện đang thiếu vốn, và vốn trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt đã tụt từ vị trí thứ nhất vào năm 2015 xuống chỉ còn xếp vị trí thứ 8”.

Trong giai đoạn 10 năm tới, nhu cầu vốn của BVH lên đến 4,000-5,000 tỷ đồng. Để giải quyết bài toán thiếu vốn, BVH cho biết từ nay đến năm 2025 sẽ xem xét nghiên cứu báo cáo cổ đông lớn về phương án cổ phần hóa để kêu gọi thêm các cổ đông.

Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ Tài chính đang sở hữu 65% vốn tại BVH. Từ nay đến 2025, vốn Nhà nước tại BVH vẫn sẽ giữ nguyên tỷ lệ 65%. Giai đoạn 2026-2030, cổ đông Nhà nước – Bộ Tài Chính sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 65% về 51%, khi giảm như vậy Bộ Tài chính sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương án.

Phương án thứ nhất là các cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ cho BVH và cổ đông Nhà nước sẽ nhượng quyền tăng vốn cho các cổ đông hiện hữu khác.

Phương án thứ hai là phát hành riêng lẻ cho các cổ đông muốn tham gia để tăng vốn cho BVH và Bộ Tài chính cùng cổ đông hiện hữu giữ nguyên tỷ lệ sở hữu để tăng thêm nhà đầu tư khác cho BVH như thương vụ phát hành riêng lẻ trong năm 2019.

Giải pháp thứ ba vừa kết hợp cổ đông Nhà nước bán vốn vừa kết hợp phát hành riêng lẻ để tăng vốn điều lệ cho BVH.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BVH ghi nhận giảm 22,14% (tính từ thời điểm giữa tháng 4 đến cuối tháng 06/2022). Kết phiên ngày 30/06 giá cổ phiếu BVH giao dịch ở mức 52.500 đồng/ cổ phiếu.

Tập đoàn Bảo Việt: Kinh doanh đa ngành nhưng lợi nhuận khiêm tốn - Ảnh 2

Diễn biến thị giá cổ phiếu BVH tính đến ngày 30/06/2022.

Thanh Xuân

Theo Chất lượng và Cuộc sống