Tin bất động sản nổi bật trong tuần: Bắc Ninh công khai 52 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán
Bắc Ninh công khai 52 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán; Xử lý xong tiền đặt cọc của 4 công ty đấu giá đất Thủ Thiêm; VICEM muốn làm tiếp toà tháp bỏ hoang hơn 10 năm trên “đất vàng” Hà Nội… là những thôn tin bất động sản đáng chú ý trong tuần qua.
Doanh nhân tuần qua: Vợ chồng Johnathan Hạnh Nguyễn dừng 'giấc mơ bay'
Bắc Ninh công khai 52 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán; Xử lý xong tiền đặt cọc của 4 công ty đấu giá đất Thủ Thiêm; VICEM muốn làm tiếp toà tháp bỏ hoang hơn 10 năm trên “đất vàng” Hà Nội… là những thôn tin bất động sản đáng chú ý trong tuần qua.
Xử lý xong tiền đặt cọc của 4 công ty đấu giá đất Thủ Thiêm
Theo thông tin từ Cục Thuế TP HCM, đơn vị này cho biết đã hoàn tất xử lý xong số tiền đặt cọc của 4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm và số tiền cưỡng chế nợ thuế trích từ tài khoản ngân hàng các công ty này.
Cụ thể, theo quy định các tổ chức trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian quy định sẽ không được nhận lại tiền cọc, khoản tiền cọc này thuộc về người có tài sản đấu giá. Vì vậy, do vi phạm hợp đồng trúng đấu giá, nên số tiền đặt cọc của 4 công ty trúng đấu giá các lô đất Thủ Thiêm trong phiên ngày 10/12/2021 sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước tổng cộng hơn 1.051 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty cổ phần Sheen Mega tiền đặt cọc mất hơn 203,75 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dream Republic mất cọc 115,6 tỷ đồng; Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt mất cọc hơn 588 tỷ đồng và Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh nhà thương mại Bình Minh mất cọc hơn 145 tỷ đồng.
Trước đó, Cục Thuế TP.HCM cũng cưỡng chế nợ thuế hơn 40.457.431 đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Sheen Mega và 820.916 đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Dream Republic.
Ba dự án bất động sản hơn 3.000 tỷ tại Quy Nhơn chưa đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công bố ba dự án chưa đủ điều kiện của bất động sản được đưa vào kinh doanh theo quy định.
Cụ thể là dự án Khu du lịch cao cấp Thiên Đường Xanh, tại Điểm du lịch số 3, tuyến du lịch biển Nhơn Lý – Cát Tiến, khu kinh tế Nhơn Hội, TP Quy Nhơn. Dự án này có diện tích mặt đất là 112,95 ha; do CTCP Bất động sản Thành Châu làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 1.365 tỷ đồng.
Một dự án khác tại khu đất số 01 đường Ngô Mây, TP Quy Nhơn (tên thương mại: Cadia Quy Nhơn) với diện tích 8.109,16 m2. Quy mô gồm công trình trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp (khách sạn 5 sao) với tầng cao xây dựng trên 20 tầng, mật độ xây dựng dưới 75%; tổng vốn đầu tư 1.126,5 tỷ đồng. Dự án này được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án tại quyết định ngày 20/9/2019.
Trước đó, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định thông tin về dự án tại khu đất Kho Việt Răng cũ (phần còn lại), phường Quang Trung, TP Quy Nhơn chưa đảm bảo điều kiện của đất động sản hình thành trong tương lai, đất động sản có sẵn đưa vào kinh doanh theo quy định.
Cụ thể, dự án xây tòa nhà chung cư thương mại với quy mô 380 căn (12 căn hộ ở kết hợp thương mại và 368 căn hộ ở) trên nền diện tích 2.920 m2. Số tầng từ 20 – 25 tầng. Tổng mức đầu tư khoảng 614,96 tỷ đồng.
Dự án được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định ngày 11/3/2021.
VICEM muốn làm tiếp toà tháp bỏ hoang hơn 10 năm trên “đất vàng” Hà Nội
Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ xây dựng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã đề xuất tiếp tục đầu tư Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy.
Theo VICEM, việc đề xuất tiếp tục đầu tư dự án trên là bởi trụ sở tại 228 Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội hiện nay không đảm bảo diện tích, quy mô, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, không đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của VICEM.
Trước đó, vào cuối năm 2021, Bộ Xây dựng đã có ý kiến về đề xuất phương án “giữ lại tiếp tục sử dụng” khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy. Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp VICEM không được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính). Đồng thời, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM tại lô đất trên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng.
Do đó, để có cơ sở xem xét đề xuất “giữ lại tiếp tục sử dụng” của VICEM đối với khu đất, Bộ Xây dựng yêu cầu VICEM báo cáo làm rõ cơ sở pháp lý, hiệu quả dự án, khả năng bảo toàn vốn nhà nước và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật đối với đề xuất này.
Theo tìm hiểu, Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem có quy mô gồm tòa nhà cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm, với tổng diện tích sàn khoảng hơn 78.000m2, tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng. Dự án được khởi công vào năm 2011, dự kiến hoàn thành sau khoảng 3 năm nhưng hiện nay mới hoàn thiện phần thô và đã bỏ hoang hơn 10 năm nay.
Bắc Ninh công khai 52 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa công bố danh mục các dự án nhà ở đủ điều kiện kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai…
Trong đó, có các dự án đáng chú ý gồm: Tòa nhà CT3 tại Dự án khu nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, do Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng là chủ đầu tư; Khu tổ hợp thương mại, văn phòng và căn hộ Vigalcera Ngã 6, TP.Bắc Ninh, do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Viglacera là chủ đầu tư; Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán tại đường Huyền Quang, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam là chủ đầu tư.
Khu nhà ở Belhomes do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh là chủ đầu tư; Khu nhà ở, thương mại và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (phần dự án mà Công ty cổ phần Đệ Tam nhận chuyển nhượng từ Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh), do Công ty cổ phần Đệ Tam là chủ đầu tư; Khu nhà ở và dịch vụ cho cán bộ, công nhân viên Khu công nghiệp Yên Phong (lô đất BT10, lô đất BT2, BT3) do Tổng công ty Viglacera – CTCP là chủ đầu tư.
Ngoài ra còn 3 dự án: Khu dân cư Hoa Đất 3 thuộc Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh và Khu dân cư Việt Nhân 3 thuộc Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh cùng tại phường Phù Chẩn, TP.Từ Sơn; Khu đô thị và dịch vụ VSIP bắc Ninh (phần chuyển nhượng) đều do Công ty TNHH Bất động sản Hoa Đất là chủ đầu tư.
Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thành lập đoàn công tác do Cục trưởng Đinh Việt Thắng làm trưởng đoàn, làm việc với 10 địa phương về kiến nghị bổ sung sân bay mới vào quy hoạch toàn quốc. Cục báo cáo Bộ GTVT kết quả làm việc và đề xuất giải pháp xử lý trước ngày 15/11.
Quá trình làm việc với các địa phương, Cục Hàng không cần đánh giá khả năng hình thành sân bay mới theo tiêu chí đã xây dựng tại hồ sơ quy hoạch sân bay toàn quốc; đánh giá khả năng khai thác dân dụng theo mô hình sân bay chuyên dùng.
Được biết 10 tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay mới tại địa phương mình, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Tây Ninh.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhiều yếu tố, từ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tới điều kiện tự nhiên - vị trí địa lý, nhu cầu đi lại của người dân... Theo đó, danh sách sân bay trong nước đến năm 2030 là 28 sân bay và đến năm 2050 là 31 sân bay.
Giữa tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu mở rộng, xây sân bay mới. Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại một lần nữa để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050, đảm bảo quy mô phù hợp.