Tỉnh hạ tầng '4 không' dự chi hàng trăm nghìn tỷ xây dựng trung tâm xuất khẩu mặt hàng toàn thế giới cần
Gần đây tỉnh này được biết đến là tỉnh khá tốt trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch với số vốn đăng ký đầu tư đăng ký khoảng 5 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg (ngày 12/9/2024) ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch 968).
Kế hoạch này nhấn mạnh, lộ trình chi tiết và khả thi nhằm triển khai các chương trình, dự án phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Quy hoạch tỉnh.
Một trong những nội dung trọng tâm của Kế hoạch phát triển tỉnh Bạc Liêu là hoàn thiện đồng bộ hệ thống quy hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Đến năm 2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ tiến hành rà soát, lập mới và điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Đặc biệt, Đề án xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước; Đề án xây dựng thành phố Bạc Liêu và các vùng lân cận được công nhận khu du lịch quốc gia…
Về nguồn lực thực hiện quy hoạch, trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bạc Liêu dự kiến huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 400.000-450.000 tỷ đồng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GRDP là 11,5% bình quân hằng năm. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 180.000-190.000 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 220.000-260.000 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương, tỉnh Bạc Liêu hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng điện phát điện lên lưới với hơn 1 tỷ kWh (tính từ đầu tháng 02/2020).
Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 08 dự án điện gió gần 500 mW, sử dụng nguồn lực tại chỗ, đóng điện đúng tiến độ, đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ như điện gió Bạc Liêu, Hòa Bình 1, Đông Hải 1, Đông Hải 2, LNG Bạc Liêu…
Bạc Liêu có tiềm năng gì trong lĩnh vực năng lượng xanh?
Tỉnh Bạc Liêu rất giàu tiềm năng trong đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), gồm điện gió và điện mặt trời dựa trên 3 lợi thế chủ yếu: Bạc Liêu có bờ biển dài hơn 56km, vùng ven biển có gió mạnh, ổn định, bình quân gần 7m/s. Thời tiết Bạc Liêu quanh năm có nắng với số giờ nắng bình quân đạt trên 2.900 giờ/năm. Địa hình Bạc Liêu tương đối bằng phẳng, rất ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, động đất, sóng thần.
Chính vì vậy, gần đây Bạc Liêu được biết đến là tỉnh khá tốt trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với số vốn đăng ký đầu tư đăng ký khoảng 5 tỷ USD.
Đến nay, Bạc Liêu có 8 nhà máy điện gió đang vận hành cả trong đất liền lẫn trên biển, với tổng công suất hơn 469MW và trở thành tỉnh có các nhà máy NLTT lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 3 trong cả nước.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Điện gió Bạc Liêu, với quy mô công suất 99,2 MW, gồm 62 trụ turbine, công suất mỗi trụ 1,6 MW, tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng, đã phát điện lên lưới Quốc gia hơn 1 tỷ kWh, đây là dự án điện gió trên biển duy nhất của nước ta hiện nay; còn 09 dự án điện gió khác (cả trên biển lẫn trên đất liền) với tổng công suất 562MW hiện đang khẩn trương triển khai thực hiện để kịp hòa vào lưới điện Quốc gia vào cuối năm 2021.
Đặc biệt, Bạc Liêu đã thu hút được Dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu với quy mô công suất 3.200 MW, tổng vốn đầu tư 04 tỷ USD, đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch điện VII của Quốc gia và tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư; hiện Nhà đầu tư đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án để khởi công vào dịp 30/4/2021. Đây là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước tới nay. Ngoài ra, tỉnh đang trình bổ sung quy hoạch điện VIII của quốc gia hơn 27 dự án điện gió khác, với tổng công suất hơn 5.000 MW.
Tuy nhiên, Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng trũng về hạ tầng giao thông vì không có cả 4 loại hình giao thông quan trọng như cảng biển, cao tốc, sân bay, đường sắt, do vậy việc đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn chậm nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư sản xuất trang thiết bị chuyên ngành Điện.
Trong quy hoạch chung, tỉnh cũng đặt ra kế hoạch rà soát hiện trạng các quy hoạch có liên quan như: quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất… để xem xét việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho công tác mời gọi đầu tư các dự án hydrogen.