Trung Quốc “cởi mở hơn” với Bitcoin, Hàn Quốc quyết định đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo trái phép

Chính phủ Trung Quốc, nổi tiếng với lập trường chống lại Bitcoin và tiền điện tử nói chung, dường như đang dần thay đổi quan điểm. Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Li Bo, cho biết Chính phủ đang xem Bitcoin như là một khoản đầu tư thay thế”, điều này giúp nâng cao vị thế của Bitcoin ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc, nổi tiếng với lập trường chống lại Bitcoin và tiền điện tử nói chung, dường như đang dần thay đổi quan điểm. Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Li Bo, cho biết Chính phủ đang xem Bitcoin như là một khoản đầu tư thay thế”, điều này giúp nâng cao vị thế của BitcoinTrung Quốc.

Tại diễn đàn Boao Châu Á 2021, ông Li Bo phát biểu: “Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã liệt kê Bitcoin và Stablecoin là tài sản tiền điện tử… trong đó Bitcoin có thể được xem xét như một trong những lựa chọn thay thế đầu tư” Phó Thống đốc PBoC nhấn mạnh: “Vai trò chính mà chúng tôi nhìn thấy đối với tài sản tiền điện tử trong tương lai, đó chính là đầu tư thay thế”.

Trước đây, Trung Quốc hoàn toàn không thích Bitcoin, cơ quan quản lý đất nước đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc đầu tư vào tiền điện tử. Thậm chí vào năm 2019, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm giao dịch Bitcoin, đồng thời đưa ra mức phạt rất nặng đối với những doanh nghiệp nào chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc đã xem trọng Bitcoin hơn khi coi nó là khoản đầu tư thay thế.

Quốc gia này đang phát triển tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) của riêng mình và hiện đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng trước khi tung ra chính thức trên toàn quốc. Đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ được đưa vào thử nghiệm giao dịch ở Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022.

Nói về việc phát triển CBDC, ông Li Bo cho biết “Chúng tôi không muốn cạnh tranh với bất kỳ quốc gia nào và càng không cố gắng thay thế đồng đô la Mỹ như một số người suy đoán, việc chúng tôi phát triển CBDC chỉ với mục đích xây dựng một hệ thống tài chính tốt hơn và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế”. Trong khi đó, huyền thoại của Thung lũng Silicon, ông Peter Thiel đã lên tiếng cảnh báo rằng “Bitcoin có thể là thứ vũ khí bí mật của Trung Quốc, họ sẽ dùng Bitcoin để làm suy yếu vị thế của đồng đô la Mỹ”.

Mặc dù Trung Quốc đang xem Bitcoin là một khoản đầu tư thay thế nhưng về lĩnh vực khai thác tiền điện tử thì quốc gia này vẫn còn khá mạnh tay. Vài tháng qua, Trung Quốc đã tung lực lượng đi kiểm soát các ‘mỏ đào’ tiền điện tử và khu vực Nội Mông đang có kế hoạch cấm khai thác tiền điện tử để cắt giảm tiêu thụ năng lượng.

Trong khi đó tại Hàn Quốc, ông Eun Sung-soo – người đứng đầu Cơ quan quản lý Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC), cho biết các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động trong nước bắt buộc phải có giấy phép…nếu không sẽ có biện pháp mạnh. Cùng với đó, ông cũng cho biết thêm “tất cả các sàn giao dịch Crypto chưa được cấp phép bởi chính quyền sẽ buộc phải đóng cửa vào tháng 9 tới đây”.

Trung Quốc “cởi mở hơn” với Bitcoin, Hàn Quốc quyết định đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo trái phép - Ảnh 1

Hàn Quốc là một trong những thị trường tiền điện tử sôi động nhất thế giới. Thế nên, nếu điều này xảy ra chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tiền điện tử toàn cầu. “Có khoảng 200 sàn giao dịch Crypto đang hoạt động trong nước”, ông nói thêm:”nhưng nếu tình hình này vẫn còn tiếp tục thì tất cả có thể sẽ bị đóng cửa trong khoảng thời gian sắp tới.”

Lý do dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ việc gần đây Hàn Quốc đang dần thắt chặt hơn tình trạng tham nhũng và rửa tiền. Chính vì tính phi tập trung và khả năng chuyển tiền xuyên biên giới mà Bitcoin hay nhiều loại tiền số khác được coi là một trong những công cụ rửa tiền hoàn hảo của những tên tội phạm.

Để có thể hoạt động một cách bình thường, các sàn giao dịch Crypto ở Hàn Quốc phải xin giấy phép cũng như buộc phải giữ quan hệ hợp tác với các ngân hàng địa phương và cơ quan quản lý. Hiện tại, trong tổng số hơn 200 sàn giao dịch tiền số tại nước này, chỉ có 4 sàn giao dịch lớn nhất (hay còn được gọi là “Big 4”) đã xin giấy phép, còn lại thì không.

Khi được hỏi về việc bình thường hóa các giao dịch tiền điện tử, câu trả lời của Sung-soo là: “Điều đáng lo ngại nhất ở đây, đó chính là việc chính thức hóa ngành công nghiệp tiền điện tử và đưa nó vào theo quy định sẽ chỉ khuyến khích đầu cơ.” Về các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các nhà giao dịch tiền điện tử chống lại các trò gian lận, ông nói rằng: “Rất khó để nhà nước bảo vệ các nhà giao dịch tiền điện tử”. Bên cạnh đó, ông cũng tuyên bố rằng giao dịch tiền điện tử vốn mang tính đầu cơ nhiều hơn giao dịch chứng khoán.

Cũng phải nói rằng, đây không phải là lần đầu tiên những nhà đầu tư tiền số ở quốc gia này gặp phải những khó khăn vì những vấn đề liên quan tới pháp lý. Cụ thể vào tháng 1 năm 2018, bộ trưởng Bộ Tư pháp ở nước này đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng họ đang trong quá trình “đóng cửa các sàn giao dịch tiền số”, thậm chí ông còn đánh đồng việc mua bán tiền điện tử giống như “đánh bạc”. Ngay sau lời phát biểu đó, giá Bitcoin tại thị trường Hàn Quốc đã giảm rất mạnh, lên tới 15%. Giới đầu tư tiền số tại Hàn Quốc còn gọi ngày đó là “thảm hoạ Park Sang-ki”. Vụ việc lần này cũng có tính chất gần tương tự như hồi năm 2018, liệu quyết định này có trở thành sự thật hay không vẫn còn phải chờ các quyết định tiếp theo.

Minh Châu

Theo Doanh nghiệp Việt Nam