VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Từ mức vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng năm 2007 đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của VNDirect đã đạt gần 12.200 tỷ đồng.

Từ mức vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng năm 2007 đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của VNDirect đã đạt gần 12.200 tỷ đồng.

 

Thị trường chứng khoán ổn định trở lại sau hơn 1 năm biến động mạnh kể từ cuối quý 1/2022. Trong nước, câu chuyện lãi suất, trái phiếu quét qua tất cả các nhóm ngành và để lại những "vết thương" cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Với nhóm chứng khoán, sau năm 2021 đầy thăng hoa, nhiều công ty đã sửa soạn kế hoạch tăng vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã VND - HOSE) - một trong những công ty đầu ngành cũng không đứng ngoài cuộc.

Hơn 1,2 tỷ cổ phiếu VND trên thị trường ở thời điểm hiện tại chính là kết quả của các hoạt động chào bán cổ phiếu ưu đãi tỷ lệ 1:1 và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100:80 được VNDirect thực hiện đầu tháng 3/2022. Hay như nửa đầu tháng 6/2021, công ty cũng chào bán ưu đãi cổ phiếu tăng vốn với tỷ lệ 1:1 (sau 4 đợt trả cổ tức bằng tiền trước đó).

Từ mức vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng năm 2007 đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của VNDirect đã đạt gần 12.200 tỷ đồng.

Thậm chí, kế hoạch tăng vốn sẽ chưa dừng lại khi giai đoạn 2022 - 2023, dự kiến vốn điều lệ của công ty có thể vượt mốc 18.000 tỷ. Có thể thấy việc tăng vốn nhanh chóng đã và đang tạo cơ hội phát triển cho VNDirect song bài toàn quản lý nguồn vốn cũng như áp lực tăng trưởng lại trở thành thách thức không nhỏ với ông lớn ngành chứng khoán này.

VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ - Ảnh 1

Năm 2022, trong bối cảnh thị trường chứng khoán không thực sự thuận lợi, hàng trăm cổ phiếu lao dốc từ đỉnh với mức giảm 30 - 80%, thậm chí nhiều cổ phiếu tên tuổi bị kéo về dưới mệnh giá trong đó có VND (giữa tháng 11), việc Chứng khoán VNDirect chào bán và phát hành cổ phiếu tăng vốn khủng trở thành một quyết định tương đối mạo hiểm, bên cạnh mang lại lợi ích cho công ty sông cũng tiềm ẩn những rủi ro cho cổ đông sở hữu.

Đó là rủi ro pha loãng cổ phiếu. Khi số lượng cổ phiếu tăng lên, giá trị mỗi cổ phiếu có thể giảm xuống. Hơn nữa, việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cũng kéo theo rủi ro thay đổi cấu trúc cổ đông doanh nghiệp.

Việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cũng có thể tạo ra áp lực tăng trưởng lợi nhuận. Để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, công ty có thể đưa ra các quyết định kinh doanh mạo hiểm hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận.

VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ - Ảnh 2

Thay đổi lãnh đạo của công ty cũng là một yếu tố rủi ro khác. Việc bà Phạm Minh Hương rời ghế chủ tịch HĐQT để đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc có thể gây bất ổn trong quá trình quản lý và hoạt động của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư khi xem xét việc mua cổ phiếu riêng lẻ của VNDirect.

Minh chứng dễ thấy chính là kết quả kinh doanh không như kỳ vọng trong những quý gần đây khi thị trường diễn biến không thuận lợi.

VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ - Ảnh 3

Kết thúc quý 1/2023, lợi nhuận sau thuế của VNDirect chỉ đạt 136 tỷ đồng trong khi doanh thu về mức thấp nhất kể từ quý 2/2021 (mức 1.290 tỷ).

Cùng với mức lỗ ròng của quý 4/2022, cổ phiếu VND cũng được kéo về dưới mệnh giá hồi giữa tháng 11/2022 - tương ứng giảm hơn 70% so với mức đỉnh 35.x đồng đạt được trước đó hơn 7 tháng.

Một yếu tố khác cũng cần nhắc đến là sự gia tăng của các khoản chi phí hoạt động. Từ mức 302 tỷ đồng năm 2018, năm 2022, Chứng khoán VNDirect đã chi tới 3.826 tỷ đồng cho khoản mục này (gấp 12,7 lần sau 3 năm). Chi phí gia tăng trở thành là một yếu tố đáng lo ngại bào mòn lợi nhuận của công ty qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường.

Sau gần 7 tháng, cổ phiếu VND đã tăng gần 90% hiện giao dịch ở mức 18.3x đồng. Những kỳ vọng về thanh khoản thị trường tăng trở lại, câu chuyện tăng vốn hay vận hành hệ thống KRX đang kéo tăng VND và loạt cổ phiếu chứng khoán. Tuy nhiên, những rủi ro như đã nhắc đến là điều nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc trước khi ra các quyết định đầu tư.

VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ - Ảnh 4

Diễn biến giá cổ phiếu VND

Đức Hậu

Theo Chất lượng và cuộc sống