2 đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TP. HCM điều chỉnh bảng giá đất

Sau khi TP. HCM tiến hành điều chỉnh bằng giá đất, sẽ có một vài đối tượng chịu ảnh hưởng mà người dân cần biết.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. HCM hiện đang lấy ý kiến công khai dự thảo quyết định điều chỉnh giá đất năm 2020.

Theo đó, liên quan đến dự thảo này, Sở TN&MT đã có thông tin chi tiết về bảng giá đất được điều chỉnh.

Cụ thể, so với bảng giá đất năm 2020, bảng giá đất dự kiến điều chỉnh từ ngày 1/8 đến hết năm 2024 có tăng; tuy nhiên, bảng giá đất năm 2020 khi áp dụng phải nhân với hệ số điều chỉnh giá đất 3,5 lần.

Do đó, theo như bảng giá đất dự kiến điều chỉnh trong thời gian tới chỉ tăng 2,5 lần, tương ứng bằng 70% giá thị trường.

Lãnh đạo Sở TN&MT cho rằng chuyển mục đích sử dụng đất và được công nhận quyền sử dụng đất là hai nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh. Ảnh: Internet
Lãnh đạo Sở TN&MT cho rằng chuyển mục đích sử dụng đất và được công nhận quyền sử dụng đất là hai nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh. Ảnh: Internet

Đơn cử như giá đất tại các tuyến đường thuộc Quận 1, TP. HCM như Đồng Khởi, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ trước đây được bán với mức 162 triệu đồng/m2. Đến năm 2021, UBND TP. HCM đã phê duyệt giá đất cụ thể (giá thị trường) cho căn nhà khu vực này là 680 triệu đồng/m2, nếu áp dụng theo phương pháp ước tính thì giá đất đã tăng khoảng 970 triệu đồng/m2.

Nếu như áp dụng bảng giá đất dự kiến sẽ điều chỉnh trong thời gian tới, mức giá đất tại đường Đồng Khởi, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ là 810 triệu đồng/m2, phù hợp với mặt bằng chung của khu vực.

Theo đánh giá sơ bộ, lãnh đạo Sở TN&MT cho rằng chuyển mục đích sử dụng đất và được công nhận quyền sử dụng đất là hai nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh.

Mặc dù vậy, đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai năm 2013 với Luật Đất đai 2024, các trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu trong trường hợp diện tích đất vượt hạn mức thì thu theo bảng giá đất năm 2005.

Đối với những trường hợp sử dụng đất còn lại thì xét theo nguồn gốc đất và các mốc thời điểm sử dụng đất để có tỷ lệ thu thích hợp.

Theo dự thảo nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Chính phủ sắp ban hành, tỷ lệ thu xét theo mốc thời điểm từ 10-50% bảng giá đất dự kiến điều chỉnh.

Bảng giá đất dự kiến điều chỉnh hiện đang đưa giá đất từng bước tiệm cận với mặt bằng chung của thị trường, góp phần tích cực cho sự công bằng, minh bạch đối với nhóm sử dụng đất, tránh thất thu ngân sách.

Nhờ đó, việc sử dụng đất cũng sẽ tiết kiệm hơn. Thời gian tới, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh các mức thu theo tỷ lệ phần trăm cho phù hợp với tình hình thực tiễn, hạn chế sự tăng đột biến các khoản thu.

Sở TN&MT cho rằng mức giá của bảng giá đất cũ chưa tiệm cận với mức giá thị trường. Ảnh: VneExpress
Sở TN&MT cho rằng mức giá của bảng giá đất cũ chưa tiệm cận với mức giá thị trường. Ảnh: VneExpress

Theo Sở TN&MT, bảng giá đất năm 2020 của TP. HCM bị khống chế bởi khung giá đất và mức giá tối đa chỉ 162 triệu đồng/m2; qua thu thập thông tin thị trường, mức giá tối đa này hiện chưa tiệm cận với giá đất thị trường nên cần điều chỉnh.

Ngoài ra, bảng giá đất năm 2020 có nhiều hạn chế khi chỉ sử dụng cho 8 trường hợp để thực hiện các thủ tục đất đai cũng như chu kỳ xây dựng bảng giá đất kéo dài 5 năm khiến khó cập nhật biến động thị trường.

Theo dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh có 4.565 tuyến đường, tăng 577 tuyến so với bảng giá đất năm 2020; mức giá đất tại nhiều tuyến đường hiện hữu cũng sẽ được điều chỉnh tăng mạnh trong thời gian tới.

An Nhiên

Theo Chất lượng và cuộc sống