ACB trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%, kế hoạch kinh doanh quý 1 khả quan

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu là ngày 11/6/2021. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu là 25%.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu là ngày 11/6/2021. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu là 25%.

Trước đó, ACB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho ACB tăng vốn bằng hình thức phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 25%. Sau khi phát hành, tổng vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên hơn 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong những năm tới.

Vào Đại hội cổ đông trong tháng 4, ACB cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với Ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đều tư các dự án chiến lược trong năm 2019 - 2024.

Về kết quả kinh doanh, quý 1/2021, hầu hết hoạt động kinh doanh của ACB đều cho kết quả khả quan. Thu nhập lãi thuần tăng 26% so cùng kỳ, lên gần 4,640 tỷ đồng.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh như lãi từ hoạt động dịch vụ (tăng 69%), lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (tăng 37%), lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh (gấp 7.8 lần). Ở chiều ngược lại, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 39% (49 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác giảm 39% (49 tỷ đồng).

Đáng chú ý, kỳ này, ACB tăng mạnh trích lập gần 606 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, Ngân hàng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 61% và 62% so cùng kỳ, đạt hơn 3,204 tỷ đồng và hơn 2,483 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2021, tổng tài sản của ACB xấp xỉ đầu năm, ở mức gần 449,515 tỷ đồng. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 22% (20,2032 tỷ đồng), cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 35% (5,454 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% (324,311 tỷ đồng). Về phần nguồn vốn, tiền gửi khách hàng cũng suýt soát đầu năm với mức gần 353,218 tỷ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 15% (20,335 tỷ đồng).

Nếu không bao gồm hơn 2,842 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS thì tính đến cuối quý 1, tổng nợ xấu của ACB tăng 61% so với đầu năm, lên mức hơn 2,954 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 40%, nợ nghi ngờ tăng 94% và nợ có khả năng mất vốn tăng 53%. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0.6% lên 0.92%.

Đóng cửa phiên giao dịch 31/5/2021, giá cổ phiếu ACB đứng ở mức 41.400 đồng/cp, tăng 47% so với đầu năm.

ACB trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%, kế hoạch kinh doanh quý 1 khả quan - Ảnh 1

Minh Châu

Theo Doanh nghiệp Việt Nam