Bất động sản khu Tây TP.HCM ‘khát’ sản phẩm đất nền nhà phố
Bất động sản khu Tây TP.HCM ‘khát’ sản phẩm đất nền nhà phố; Lệch pha cung - cầu đến từ điểm nghẽn pháp lý; Nợ vay của đại gia địa ốc đang phình to... là tin tức 24h qua.
Bất động sản khu Tây TP.HCM ‘khát’ sản phẩm đất nền nhà phố
Trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh giáp ranh vừa được bộ phận nghiên cứu thị trường của DKRA Vietnam công bố cho thấy, trong tháng 11 khu Tây TP.HCM không có dự án đất nền mở bán, riêng phân khúc nhà phố, biệt thự có 1 dự án với 50 sản phẩm.
Cụ thể, theo số liệu mới được công bố của Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển DKRA Vietnam về thị trường bất động sản tháng 11 của TP.HCM và vùng giáp ranh cho thấy. Đối với phân khúc đất nền, trong tháng 11, toàn thị trường ghi nhận 4 dự án mở bán (tất cả dự án đều thuộc giai đoạn tiếp theo), cung cấp ra thị trường 378 nền, tương ứng 71% so với tháng 10/2020 (535 nền). Tỷ lệ tiêu thụ đạt 72% (khoảng 273 nền), bằng 76% so với tháng 10/2020 (359 nền).
Theo DKRA Vietnam thì nguồn cung mới có sự sụt giảm so với tháng trước, chủ yếu tập trung ở Đồng Nai. Cụ thể Đồng Nai có 2 dự án mở bán với khoảng 248/297 (84%) nền được tiêu thụ. Chiếm tỷ lệ 8% nguồn cung và 91% tiêu thụ toàn thị trường. Bà Rịa - Vũng Tàu có 1 dự án mở bán khoảng 22/41 (54%) nền được tiêu thụ, tỷ lệ nguồn cung và tiêu thụ lần lượt là 11% và 8%.
Xem chi tiết tại đây
Lệch pha cung - cầu đến từ điểm nghẽn pháp lý
Bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land đã có chia sẻ với Reatimes xoay quanh diễn biến của thị trường bất động sản trong năm 2020.
PV: Covid-19 đã trở thành tác nhân làm đổi thay những kịch bản dự báo về bức tranh kinh tế năm 2020. Đó hẳn là một năm đầy sóng gió với doanh nghiệp địa ốc?
Bà Hương Nguyễn: Thách thức là vô cùng nhiều. Rõ ràng, doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặt với những biến cố không nằm trong kịch bản phát triển của năm nay. Dịch bệnh Covid-19 tác động rất sâu đến tất cả các ngành nghề kinh tế, không ngoại trừ lĩnh vực bất động sản. Bản thân các doanh nghiệp khi phải đối mặt với đợt bùng phát đợt 1 đã có sự lúng túng và lo lắng nhất định. Vì đó là một biến cố xảy ra quá bất ngờ và nằm ngoài các kịch bản dự đoán.
Tuy nhiên, nhờ khả năng ứng phó về mặt kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ rất tốt nên sau đợt 1, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và bình tĩnh hơn trong giải quyết vấn đề.
Đến đợt 2, khả năng kiểm soát dịch bệnh tiếp tục diễn ra tốt, và quan trọng, niềm tin của doanh nghiệp về khả năng và phục hồi của nền kinh tế gia tăng.
Niềm tin này khiến các doanh nghiệp có sự tự tin hơn, đưa ra những giải pháp chủ động hơn về mặt ứng phó, chấp nhận sống chung với dịch bệnh.
Thế nên, cho dù 2 đến 3 năm tới, chúng ta vẫn chấp nhận có một quá trình hồi phục từng bước một, không thể nào kỳ vọng hồi phục thần tốc ngay và luôn được. Suy cho cùng, đây cũng là khủng hoảng chung của toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có một lợi thế là đi trước các nước một bước. Các doanh nghiệp cũng cần xác định có giải pháp về mặt lâu dài.
Xem chi tiết tại đây
Nợ vay của đại gia địa ốc đang "phình to"
Cùng với chứng khoán, bất động sản được xếp vào nhóm lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro với các ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước luôn yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng cho vay trong những lĩnh vực này.
Theo đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản giảm dần trong 5 năm trở lại đây, từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019, giảm còn 6,3% trong quý I/2020 và quý II/2020 tăng nhẹ lên 6,48%. Dự báo trong quý III/2020 dư nợ tín dụng bất động sản vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ (khoảng 6,3% - 7%).
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang gồng gánh những khoản vay ở các tổ chức tín dụng để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn tăng cường phát hành trái phiếu để xoay dòng tiền.
Xem chi tiết tại đây
Khách sạn, cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng xoay xở tìm nguồn khách dịp cuối năm
Dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đóng cửa, ngừng hoạt động. Điều đó, thể hiện ở số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh, cụ thể, trong 11 tháng năm 2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 2,4 triệu lượt, giảm 63,9% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó, khách quốc tế ước đạt 686 nghìn lượt, giảm 73,8% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt 1,74 triệu lượt, giảm 57,6% so với cùng kỳ 2019). Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 3.122 tỷ đồng, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Qua khảo sát của Quỹ Xúc tiến phát triển du lịch Đà Nẵng (tiến hành khảo sát đối với 100 doanh nghiệp) thì có gần 62% doanh nghiệp sụt giảm doanh thu từ 80-100% và 1/3 doanh nghiệp hoàn toàn không phát sinh doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2020. Dự kiến thời gian đến có khoảng 1/4 doanh nghiệp du lịch có nguy cơ phá sản và 65% doanh nghiệp sụt giảm đến 75% doanh thu so với cùng kỳ năm 2019.
Xem chi tiết tại đây
Giải pháp nào cho nhà đầu tư 'vỡ trận' với condotel?
rong 3 tháng cuối năm 2020, số lượng sản phẩm condotel mới trên thị trường cả nước chỉ đạt khoảng 700 căn, tập trung ở các khu vực như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam. Lượng nguồn cung này cao hơn một chút so với quý trước đó, tuy nhiên sức cầu chung của toàn thị trường đối với dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và condotel nói riêng tiếp tục duy trì ở mức rất thấp.
Bên cạnh sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19, từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã nóng lên bởi các mâu thuẫn giữa khách hàng với chủ đầu tư vì không thể chi trả lợi nhuận cam kết. Các chủ đầu tư cho biết nguyên nhân là nhiều hạng mục dự án bị đình trệ do thủ tục đầu tư khó khăn, nguồn thu từ kinh doanh không đủ để trả lợi nhuận cam kết.
Nhằm giải quyết vấn đề, một số chủ đầu tư đưa ra giải pháp dừng trả lợi nhuận cam kết, đồng thời tái cấu trúc dự án, trong đó chuyển đổi một phần căn hộ condotel thành chung cư, điều chỉnh quy hoạch và tiến độ xây dựng các công trình còn lại.
Xem chi tiết tại đây