“Bắt đúng bệnh” để tái cấu trúc thị trường bất động sản

Bất động sản là ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế, vậy nên mọi biến động nhỏ của thị trường đều ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Trước những tín hiệu xấu từ thị trường BĐS, Nhà nước nhanh chóng bắt tay vào thực hiện hàng loạt các điều chỉnh trước khi những “mầm bệnh” tác động đến nền kinh tế.

 

“Bắt đúng bệnh” để tái cấu trúc thị trường bất động sản - Ảnh 1

Mặc dù đã dần phục hồi sau đại dịch, nhưng nthị trường BĐS cũng phát tín hiệu báo động đỏ khi các chỉ số dư nợ tín dụng tăng cao, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng và nền kinh tế nếu không được giải quyết kịp thời.

“Mầm bệnh” của thị trường bất động sản

Thống kê 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam tăng trưởng GDP là 2.602 nghìn tỷ đồng tăng 5,74% so với cùng kỳ 2021, bên cạnh đó mức lạm phát (CPI) tăng 2,54% trong mức kiểm của Nhà nước. Trong khi nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng giảm 50% do ảnh hưởng trước những biến động lớn từ các nước.

Mặc dù Việt Nam đón nhận tín hiệu tốt từ nền kinh tế sau dịch Covid-19 với những chỉ số tăng trưởng ấn tượng. Trong cùng thời điểm đó, những diễn biến tại thị trường BĐS lại có nhiều biến chuyển trái ngược.

Tổng số giao dịch của 2 quý đầu năm đạt 69.079 trong mức giao dịch, chỉ bằng 42% so với tổng số giao dịch năm 2021. Trong đó tổng dư nợ trong lĩnh vực BĐS mới là điều đáng lo lúc này khi trong 6 tháng đầu năm nay tổng dự nợ BĐS đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% và chiếm 20,74% trong tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so với năm 2021.

Lo ngại nơ xấu từ thị trường bất động sản  
Lo ngại nơ xấu từ thị trường bất động sản  

Trước nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực BĐS, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện một loạt các hành động siết chặt tín dụng, hạn chế dòng tiền chảy vào lĩnh vực này giảm nguy cơ gây hại cho nền kinh tế và tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực bộng nghiệp và xuất nhập khẩu.

Mất nguồn vốn tín dụng từ NHNN, thị trường BĐS tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán khi các chỉ số từ thị trường này trong nửa đầu năm 2022 không mấy khả quan. Bên cạnh đó, việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu cũng có thể giảm mạnh do ảnh hưởng từ tác động siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ.  

Điều chỉnh thị trường bất động sản đi đúng hướng

Không thể huy động nguồn vốn đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp BĐS phải chịu cảnh hoạt động một cách “trầy trật” trong giai đoạn này khi thị trường BĐS cần phải có nguồn vốn lớn để phát triển.

Trả lời cho câu hỏi về nguồn vốn mới thế cho vốn tín dụng từ NHNN, TS. Đinh Thế Hiển cho biết mặc dù thị trường BĐS được sự quan tâm lớn, tuy nhiên trong tình hình thực tế khó mà có nhà đầu tư nào mạnh dạn đưa vốn đầu tư trong thời điểm nhiều rủi ro như hiện tại.

Bên cạnh đó theo TS. Đinh Thế Hiển vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) sẽ là điểm sáng trong năm nay khi mức vốn FDI đổ vào kinh doanh BĐS đặt 3,21 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng mức đầu tư cả nước.

Trong đó, 7 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 15,54 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam là 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2021. Đây là số vốn FDI cao nhất của 7 tháng trong vòng 5 năm qua.

Nếu doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận với dòng vốn FDI qua hợp tác và M&A thay thế cho nguồn vốn vay từ NHNN. Ngoài ra, có thể chuyển hướng vay tiền từ các tổ chức tín dụng bên ngoài như REIT- Quỹ tín thác BĐS và phát hành trái phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp.

Trong khi thị trường BĐS có tín hiệu sụt giảm, không huy động được nguồn vốn mới thì nền kinh tế Việt Nam vẫn trong đà tăng trưởng và nhận được nhiều đánh giá cao từ các tổ chức quốc tế. Điều này cho thấy Nhà nước đã “bắt đúng bệnh” và thực hiện các biện pháp phòng bệnh kịp thời, thanh lọc và tái cấu trúc lại thị trường BĐS khỏe mạnh góp phần thúc đẩy tăng tưởng kinh tế.

Theo Chất lượng và Cuộc sống