Bệ phóng cho bất động sản Hồ Tràm
Trong những năm tới, Hồ Tràm được dự báo là địa điểm phát triển du lịch mạnh mẽ nhất các tỉnh phía Nam. Việc hệ thống giao thông, hạ tầng đồng bộ được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản nơi đây bứt phá.
Sức hút từ các sân bay
Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019 và 2020. Nơi đây được biết đến với bờ biển dài thơ mộng nằm giữa Long Hải và Bình Châu, từng được kênh truyền hình CNNGo của Mỹ bình chọn là một trong những bãi biển hoang sơ đẹp nhất thế giới. Đây cũng là nơi check in lý tưởng của nhiều bạn trẻ ưa những chuyến du lịch trải nghiệm.
Bên cạnh lợi thế về du lịch, hiện nay, hạ tầng cũng đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của Hồ Tràm. Đầu tiên phải kể đến là việc sân bay quốc tế Long Thành được Chính phủ ưu tiên dồn lực triển khai trong năm 2020, đầu 2021.
Theo quy hoạch, khi hoàn thành giai đoạn 1, sân bay có công suất phục vụ khoảng 25 triệu lượt hành khách mỗi năm. Và khi hoàn thành cả 3 giai đoạn sẽ đón tới 100 triệu hành khách mỗi năm, ước tính thu hút khoảng tới 80% lượng khách quốc tế. Trong khi đó, quãng đường từ Long Thành về đến Hồ Tràm hiện nay khá thuận tiện với nhiều tuyến cao tốc lớn nối dài. Do vậy, Hồ Tràm sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách khi ghé thăm các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Không những vậy, việc khởi công xây dựng sân bay Lộc An vào đầu năm 2020 cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển ở Hồ Tràm. Dự kiến, khi đưa vào hoạt động vào năm 2030, sân bay này sẽ có khả năng khai thác nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế, tạo nên biến chuyển đột phá cho kinh tế, xã hội và du lịch ở Hồ Tràm.
Điểm nóng về hạ tầng giao thông
Thời gian qua, Hồ Tràm cũng là khu vực đang được hưởng lợi lớn do nhiều dự án hạ tầng trọng điểm kết nối thẳng đến khu vực. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trình Chính phủ nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, với tổng chiều dài là 62,8 km. Dự kiến, khi đi vào hoạt động trong năm 2026, dự án sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ TP.HCM đến khu vực Hồ Tràm.
Hay dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành khởi công từ năm 2010, đến nay đã hoàn thành trên 70% tổng khối lượng công trình, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2022. Tuyến cao tốc này nối thẳng từ miền Tây (Bến Lức, Long An) sang miền Đông Nam bộ (Long Thành, Đồng Nai), kết nối với sân bay Long Thành, không cần đi qua TP.HCM. Như vậy, quá trình di chuyển của lượng khách du lịch đi từ miền Tây Nam Bộ lên Hồ Tràm cũng sẽ thuận tiện hơn nhiều.
Ngoài ra, tỉnh BR-VT cũng đang nghiên cứu kế hoạch mở rộng toàn tuyến và điều chỉnh tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Xuyên Mộc để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh ở thời điểm hiện tại và trong tương lai theo hướng tăng thêm quỹ đất cho việc phát triển du lịch. Dự kiến, tuyến đường ven biển sẽ được mở rộng từ hiện trạng 12m lên đến 42m, tạo ra cơ hội lớn cho hàng loạt dự án nghỉ dưỡng phát triển.
Đặc biệt, con đường ven biển của tỉnh BR-VT cũng được kết nối trực tiếp với các con đường lớn như QL51, QL56, QL55 hay thông qua các tỉnh lộ. Giao thông đồng bộ sẽ là cú hích mạnh mẽ cho Hồ Tràm khởi sắc với nhiều dự án nghỉ dưỡng, du lịch quy mô lớn.
Cú huých từ bất động sản nghỉ dưỡng
Từ một vùng đất hoang sơ, chỉ trong vài năm qua, vùng đất Hồ Tràm đã “thay da đổi thịt” và trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều đại gia bất động sản nghỉ dưỡng, nhà đầu tư có tầm nhìn.
Theo một khảo sát của Công ty Danh Khôi Việt (DKRV), năm 2019 đánh dấu bước ngoặt lớn của bất động sản nghỉ dưỡng, khi đây là thời điểm đồng loạt xuất hiện các "siêu dự án" ven biển và làn sóng đầu tư hướng biển mạnh mẽ nhất trong một thập kỷ qua.
Xu hướng này còn trải dài đến năm 2020. Trong đó, Hồ Tràm cũng là nơi ghi nhận nhiều đợt sóng về giá, cũng sự như manh nha của nhiều dự án nghỉ dưỡng lên đến hàng ngàn hécta. Đến nay, Hồ Tràm đã tập trung nhiều dự án có quy mô lớn như NovaWorld Hồ Tràm (diện tích 1.000ha), Edenia Resort (hơn 40ha), Lagoona Bình Châu (27,5ha), The Hamptons Hồ Tràm (16,8ha)…
Khảo sát mới đây của Savills Hotels cũng cho thấy, Hồ Tràm đang đứng đầu về tỷ trọng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng hoạt động trở lại, sau khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được khống chế cơ bản. Công suất cho thuê, tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn, resort trong khu vực trên 80%, riêng loại hình lưu trú cao cấp luôn đạt 100% công suất thuê cuối tuần.
Như vậy, với việc cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ, cộng thêm sự khan hiếm quỹ đất, nhiều chuyên gia cho rằng, Hồ Tràm sẽ là “mảnh đất màu mỡ” để các chủ đầu phát triển đô thị vệ tinh. Đặc biệt, khi 3 bệ phóng gồm: đường cao tốc, hàng không; các dự án nghỉ dưỡng đi vào vận hành, nơi đây chắc chắn sẽ là điểm nóng về du lịch của cả nước và không hề thua kém những thị đã phát triển nhiều năm như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…