Các ngân hàng niêm yết có 136.424 tỷ đồng nợ xấu

Đến cuối năm 2022, 27 ngân hàng niêm yết đang “ôm” 136.424 tỷ đồng nợ xấu, tăng 38% so với đầu năm và đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,6% so với mức 1,34% của đầu năm.

Phân tích chất lượng nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết tại thời điểm 31/12/2022 và 31/12/2021 (đơn vị tính: tỷ đồng, %).  
Phân tích chất lượng nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết tại thời điểm 31/12/2022 và 31/12/2021 (đơn vị tính: tỷ đồng, %).  

Số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy tại thời điểm 31/12/2022, các ngân hàng có 8.529.588 tỷ đồng (366,4 tỷ USD) cho vay khách hàng, tương đương mức tăng 15,9% so với đầu năm.

Song song với việc tăng trưởng tín dụng là nợ xấu tăng chóng mặt đến 38%, tương đương 37.547 tỷ đồng và đạt 136.424 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh nhất 63,2%, tương đương 26.908 tỷ đồng và đạt 69.505 tỷ đồng.

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 22,1%, tương đương 6.002 tỷ đồng và đạt 33.138 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 15,9%, tương đương 4.636 tỷ đồng và đạt 3.780 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 24,8%, nợ nghi ngờ chiếm tỷ lệ 24,3% và nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ 50,9%.

Nợ xấu tại 27 ngân hàng niêm yết (đơn vị tính: tỷ đồng).
Nợ xấu tại 27 ngân hàng niêm yết (đơn vị tính: tỷ đồng).
Tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết (đơn vị tính: %).  
Tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết (đơn vị tính: %).  

Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết ở mức 1,6%, tăng mạnh so với mức 1,34% hồi đầu năm.

Vietbank là ngân hàng thứ 3 có tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3% khi đạt 3,65%, tương đương so với đầu năm 2022.

6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, là BacABank (tỷ lệ 0,53%); Vietcombank (0,68%); ACB (0,74%); TPBank (0,84%); Sacombank (0,98%).

Nguyễn Như

Theo Chất lượng và Cuộc sống