Cầu vượt tại một tỉnh nhưng mang tên một tỉnh khác: 480.000 người 'kết án' một xa lộ 'tử thần', xác lập nhiều kỷ lục cho cây cầu hiện đại nhất Việt Nam
Cầu vượt hiện đại này nằm ở Đà Nẵng nhưng lại mang tên một tỉnh lân cận với hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc.
Cầu vượt Ngã ba Huế được khởi công ngày 28/9/2013, hoàn thành vào năm 2015. Với chiều cao lên đến 65m với ba tầng giao thông có các nhánh rẽ vòng xuyến có đường kính lên đến 150m, cầu vượt Ngã ba Huế xứng đáng là công trình hiện đại nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và trở thành biểu tượng kiến trúc mới của thành phố bên cạnh nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập: Cây cầu vượt ba tầng đầu tiên của Việt Nam, cây câu vượt hiện đại nhất Việt Nam…
Ngày 27/4/2018, nút giao thông Ngã ba Huế vinh dự được Bộ Xây dựng trao giải thưởng “Công trình xây dựng đạt giải về chất lượng công trình”.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng với 480.000 nhân công thi công liên tục trong 16 tháng. Cầu được thiết kế 3 tầng với tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây văng).
Tầng mặt đất có đường gom rộng 7m với 2 làn xe chạy không cắt đường sắt. Tầng 1 gồm cầu vòng xuyến và 4 nhánh cầu dẫn nối tầng mặt đất với vòng xuyến, tốc độ thiết kế 40km/h. Đây là cầu vượt đi được tất cả các hướng đường Tôn Đức Thắng, Điện Biên Phủ, Trường Chinh và trục 1 hướng Tây Bắc. Tầng 2 có bề rộng 17m, tốc độ 60km/h gồm 4 làn xe.
Cây cầu này không chỉ đặc biệt là cầu vượt 3 tầng duy nhất, đầu tiên tại Việt Nam mà còn độc đáo bởi cái tên mang ý nghĩa quan trọng. Cầu nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng nhưng lại mang tên cầu vượt Ngã ba Huế.
Ngay từ khi mới hình thành vào đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, Ngã ba Huế đã có một vị trí quan trọng trên tuyến giao thông huyết mạch giữa Đà Nẵng và kinh đô Huế, đây là cửa ngõ phía Bắc của Đà Nẵng mà tất cả các chuyến xe vào Nam hay ra Bắc đều bắt buộc phải đi qua. Là một nút giao thông cực kỳ quan trọng nên đây là khu vực giao nhau của rất nhiều luôn phương tiện di chuyển, bên cạnh đó, khu vực này còn là một nút thắt rất quan trọng đối với tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Đặc biệt, nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra tại địa danh Ngã ba Huế, những tấm gương hy sinh anh dũng của quân và dân ta tại đây đã góp phần làm nên danh hiệu "Giữ vững" của thành phố Đà Nẵng trong những tháng ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.
Vào thời điểm trước khi xây dựng cầu, Ngã ba Huế được xem là xa lộ tử thần với hàng loạt vụ TNGT thảm khốc, cướp đi sinh mạng nhiều người. Cùng với đó, những phức tạp, ồn ào của một địa bàn giáp ranh, khó quản lý đã tạo cho Ngã ba Huế trở thành một điểm nóng về an ninh trật tự của TP. Đà Nẵng.
Khi công trình được khởi công, ít ai có thể hình dung một khu vực có mật độ dân số cao với nhiều hộ dân đã sinh sống, làm ăn buôn bán hàng chục năm tại Ngã ba Huế có thể được giải tỏa, bàn giao mặt bằng để thi công cầu vượt. Hơn 200 hộ dân thuộc địa bàn P.Hòa Minh, Q. Liên Chiểu; P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ và P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê đã đồng thuận bàn giao một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở của mình để phục vụ cho công trình cầu vượt Ngã ba Huế.
Chính sự đồng lòng của địa phương, các cấp và nhân dân, TP. Đà Nẵng đã quyết định lấy cái tên này đặt cho tên cầu. Và Ngã ba Huế, địa danh của lịch sử, của điểm hẹn lòng dân đã bước sang một trang mới với niềm tin về một công trình, điểm nhấn cửa ngõ phía Bắc Đà Nẵng.
Trước khi có cầu vượt Ngã ba Huế, khu vực này thường xuyên gặp ùn tắc nghiêm trọng mỗi khi có đoàn tàu đi qua. Theo Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, việc hoàn thành cầu vượt ngã ba Huế góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông tuyến Quốc lộ 1A giao với đường sắt Bắc Nam,đồng thời tạo điểm nhấn về kiến trúc cho thành phố, thu hút du lịch và thương mại.
Không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông với những khối sắt thép vô hồn, cầu vượt Ngã ba Huế còn là một thông điệp tuyệt vời, đầy ý nghĩa mà Đà Nẵng muốn gửi đến du khách và bạn bè bốn phương.