“Chán” lãi xuất ngân hàng, nhiều người trở thành nhà đầu tư “tay mơ”

Thời gian qua, nhiều người mang tiền nhàn rỗi đến gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng vô tình trở thành những nhà đầu tư trái phiếu “tay mơ” chỉ vì những lợi ích được họa vẽ. Chưa hiểu rõ cách vận hành và những rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán, nhiều người biến mình trở thành nhà đầu tư bất động sản (BĐS) liều lĩnh.

 

“Chán” lãi xuất ngân hàng, nhiều người trở thành nhà đầu tư “tay mơ” - Ảnh 1

Lãi suất cao hơn kéo theo mức rủi ro vẫn còn mơ hồ

Năm 2021 chứng kiến sự kiện dịch bệnh bùng phát, kéo theo nền kinh tế bị đình trệ và gặp nhiều khó khăn về các công tác xã hội. Trong vùng tối bao phủ bởi dịch bệnh, nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm để cùng Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh. Tuy nhiên, đến hiện tại thì mức lãi suất này vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng gửi tiền.

Trước tình hình này, không ít người lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác vì lợi nhuận thu lại cao hơn như là bất động sản, tiền ảo,… Trước tình hình đó, thay vì thuyết phục khách hàng gửi tiền, một số nhân viên ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn nếu khách hàng đồng ý đầu tư vào trái phiếu bất động sản.

Như trường hợp chị Ánh, nhân viên văn phòng ở Quận 1, cuối năm ngoái quyết định mua trái phiếu sau khi được nhân viên ngân hàng giới thiệu về những con số hấp dẫn và theo như tư vấn có thể bán bất cứ lúc nào. Đây là trái phiếu có kỳ hạn 5 năm với lãi suất coupon là 11%/năm. Còn lãi suất thực hưởng là tổng của biên độ lãi suất (từ 3,5-5%/năm) và lãi suất tham chiếu của kỳ tính lãi.

Chị Ánh sau đó ký hợp đồng với công ty chứng khoán và nhận lại giấy sở hữu trái phiếu. “Quyết định mua trái phiếu vì lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có thể bán lại khi cần và cũng vì tin tưởng ở ngân hàng”, chị Ánh nêu lý do.

Tuy nhiên, thực tế ngân hàng hay công ty chứng khoán vốn chỉ là bên trung gian giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng đầu tư. Theo đó, đơn vị phát hành trong mọi trường hợp mới là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán gốc, lãi cho người sở hữu trái phiếu và cam đoan chịu trách nhiệm về tính đầy đủ hợp pháp của nguồn tiền thanh toán.

Lãi suất ngân hàng không đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng gửi tiền  
Lãi suất ngân hàng không đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng gửi tiền  

Bài học cho nhiều nhà đầu tư “tay ngang”

Qua vụ việc Tân Hoàng Minh vừa rồi, không ít người cho đến lúc nhận ra vấn đề thiếu minh bạch thì trong tay chỉ là “hợp đồng góp vốn đầu tư”. Thực ra vụ việc của chị Ánh vẫn có căn cứ để xác nhận quyền sở hữu vốn đầu tư vì được cung cấp “giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu”.

Theo các chuyên gia, không chỉ có Tân Hoàng Minh mà rất nhiều vụ việc tương tự như vậy đã diễn ra nhưng chưa được làm sáng rõ và có biện pháp răn đe mạnh tay. Bên cạnh ranh giới về quy trình pháp lý của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thì bản chất của câu chuyện này là “rủi ro tín dụng của trái phiếu không được bảo đảm”.

Nếu trước đây địa chỉ vay vốn trái phiếu duy nhất của các doanh nghiệp chính là ngân hàng thì trong những năm gần đây, bắt đầu có hiện tượng chính ngân hàng thay vì đầu tư thì đã giới thiệu trái phiếu doanh nghiệp đến các cá nhân. Đồng nghĩa với việc, các tổ chức này vẫn muốn hưởng lợi nhuận khi tham gia vào chuỗi quá trình phát hành trái phiếu.

Khung pháp lý trong chuỗi này cũng cần minh bạch từng bước một  
Khung pháp lý trong chuỗi này cũng cần minh bạch từng bước một  

Hiểu biết và tỉnh táo để “chọn mặt gửi vàng”

Một sự thật mà nhà đầu tư nào cũng phải chấp nhận khi bước vào thị trường này đó là lãi suất và mức độ rủi ro luôn tỷ lệ thuận với nhau.

Số trái phiếu bất động sản không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo (một phần hoặc toàn bộ) bằng cổ phiếu là 172.500 tỉ đồng, chiếm 54,2% lượng phát hành trong năm 2021. Con số thực tế có thể lớn hơn vì có tới 33.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 10%) trái phiếu bất động sản phát hành không có thông tin về tài sản đảm bảo, theo báo cáo của SSI.

Vì thế, cuộc chơi này luôn có sự tham gia của các công ty, tổ chức vì họ có nguồn lực để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đang cần huy động vốn. Tuy nhiên, thị trường trong thời gian qua thiếu vắng đi sự minh bạch thông tin về doanh nghiệp. Hiện tại, với lý do này, nhiều công ty con được ra đời chỉ để thực hiện những giao dịch khác từ công ty mẹ.

Các chuyên gia đề xuất việc đẩy mạnh công tác thẩm định doanh nghiệp phát hành trái phiếu để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này. Hơn nữa, khung pháp lý trong chuỗi này cũng cần minh bạch từng bước một để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh.

Theo quy định, trái phiếu được phát hành riêng lẻ yêu cầu nhà đầu tư tham gia phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, tức là bao gồm các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay các quỹ đầu tư. Còn các nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia phải chứng minh được năng lực tài chính và chuyên môn. Tuy nhiên, trong thời gian có tình trạng tư vấn “làm giả” chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp để lách luật mua trái phiếu. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang rà soát các quy định liên quan đến câu chuyện phát hành chứng khoán.

Theo Chất lượng và Cuộc sống