Đại gia nhà ở xã hội Kim Oanh Group nhìn từ những khoản thế chấp tại Ngân hàng Phương Đông OCB
Kim Oanh Group mới đây công bố tham vọng xây 40.000 căn nhà ở xã hội.
Câu chuyên Kim Oanh Group công bố dự định xây 40.000 căn nhà ở xã hội đang là chủ đề được bàn luận, bàn luận do con số 40.000 căn nhà ở xã hội có vẻ là một tham vọng vì độ lớn của nó. Vấn đề càng trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư khi tìm hiểu sâu về Kim Oanh Group cho thấy, đây chính là doanh nghiệp liên quan đến vụ kiện với cha con ông Trần Quí Thanh của Tân Hiệp Phát khiến 3 cha con bị khởi tố.
Xem thêm về Kim Oanh Group
2. Địa ốc Kim Oanh liên tục bị “bêu tên” vì nợ thuế khủng tại Đồng Nai
3 Bị tố chậm giao sổ hồng, công ty Kim Oanh đổ lỗi ngược cho khách hàng
Kim Oanh Group không chỉ dính đến vụ kiện liên quan nhà Tân Hiệp Phát, mà lịch sử hình thành, doanh nghiệp ngành bất động sản này còn dính tới vài vụ kiện cáo đình đám khác.
Tạm thời gác lại các vụ kiện, tìm hiểu tình hình tài chính của Kim Oanh Group - trước thông tin muốn xây 40.000 căn nhà ở xã hội, cùng nhìn lại bức tranh tài chính của Kim Oanh Group. Trên thực tế, Kim Oanh Group không công bố báo cáo tài chính hàng năm, tuy vậy hệ sinh thái Kim Oanh Group lại có rất nhiều những khoản vay, mà đích đến là Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã chứng khoán OCB).
Những khoản thế chấp tại Ngân hàng Phương Đông
Như đã tìm hiểu trước đó, Kim Oanh Group hiện nay gắn liền với tên tuổi nữ đại gia Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Kim Oanh Group, sinh năm 1970 tại Thừa Thiên Huế. Ông Nguyễn Thuận, Phó chủ tịch HĐQT tập đoàn, được cho là chồng bà Kim Oanh.
Kim Oanh Group không còn lưu dấu nhiều hoạt động thế chấp tài sản cho các khoản vay. Tuy vậy những thông tin còn lại cho thấy hệ sinh thái Kim Oanh Group thường tìm đến Ngân hàng TMCP Phương Đông cho các khoản vay.
Những khoản thế chấp của công ty Thuận Lợi
CTCP Đầu tư và phát triển Thuận Lợi được biết đến là 1 công ty con trong hệ sinh thái Kim Oanh Group. Thuận Lợi cũng là công ty liên quan vụ kiện với nhà Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát.
Quá trình hoạt động, Thuận Lợi có nhiều giao dịch thế chấp tài sản tại ngân hàng. Trong đó đáng chú ý nhất là tháng 4/2017 có giao dịch đảm bảo với Ngân hàng TMCP Tiên Phong mà tài sản đảm bảo là “quyền và lợi ích phát sinh từ phần vốn góp tại Công ty Xây dựng A Đông Hải”. Giá trị phần vốn góp 396 tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ.
Tháng 1/2020 Thuận Lợi mang 33,75 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh thế chấp tại Ngân hàng Phương Đông.
Tháng 9/2020 Thuận Lợi cũng có giao dịch đảm bảo tại Ngân hàng Phương Đông, tài sản cũng là 33,75 triệu cổ phần tại Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh. Tài sản được chú thích là “hiện đang cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ cho CTCP Đầu tư An Bình House tại OCB” theo hợp đồng thế chấp tháng 1/2020 nêu trên.
Tháng 10/2020 lại cập nhật tiếp số tài sản 33,75 triệu cổ phần Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo thêm cho khoản vay khác. Và có liệt kê 2 khoản vay trước, ngoài bảo lãnh cho An Bình House còn cho cả CTCP Đầu tư xây dựng công nghiệp Nam Kim.
Tháng 4/2022 đến tháng 3/2023 liên tục thế chấp quyền đòi nợ liên quan các hợp đồng thuộc dự án Chung cư Thuận Giao (legacy Central) tại OCB.
Nói về Công ty Xây dựng A Đông Hải
Trở lại với hợp đồng thế chấp của Thuận Lợi tại Tiền Phong Bank, doanh nghiệp này có đưa cổ phần của Công ty A Đông Hải thế chấp. Trên thực tế Công ty A Đông Hải là tiền thân của Kim Oanh thành phố Hố Chí Minh ngàt nay.
Công ty TNHH A Đông Hải thành lập tháng 5/1993 do bà Đặng Thị Kim Oanh làm Giám đốc, người đại điện theo pháp luật. Danh sách thành viên góp vốn có Công ty Thuận Lợi là công ty mẹ sở hữu 97% vốn điều lệ (thời điểm tháng 3/2017). Còn lại là các thành viên Bùi Thị Yên, Bùi Văn Hùng, Bùi Văn Minh và Trần Thị Mộng Hằng.
Tháng 4/2017 thông tin mới cho biết Thuận Lợi góp 396 tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ. Tháng 12/2017 công ty tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng, trong đó cơ cấu cổ đông có sự biến động: Thuận Lợi còn 59,46%; bà Đặng Thị Kim Oanh và ông Nguyễn Thuận đều sở hữu 18,67% vốn điều lệ. Còn lại bà Nguyễn Thị Nhung sở hữu 3,2% vốn.
Sau đó công ty đổi tên thành CTCP Đầu tư và phát triển Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Phú Đức lên làm Tổng Giám đốc. Tháng 9/2022 Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh tăng vốn điều lệ lên thành 1.200 tỷ đồng (cái tên Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là đoạn sau phần thế chấp của Thuận Lợi nói trên).
Bà Kim Oanh và ông Thuận cũng có nhiều giao dịch thế chấp tại OCB
Bản thân bà Kim Oanh và ông Nguyễn Thuận cũng có rất nhiều giao dịch đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng, đặc biệt là cung tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.
Ngày 23/9/2019 bà Kim Oanh cùng ông Thuận đứng tên thế chấp 12 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư và phát triển Thuận Lợi (Số: 02/2015/GCNCP, phát hành ngày 29/09/2015) tại OCB.
Cùng ngày 9/10/2019 bà Kim Oanh và ông Thuận liên tiếp ký 3 hợp đồng thế chấp tài sản tại OCB.
+Hợp đồng 1 có 12 triệu cổ phần (Số: 01/2015/GCNCP, phát hành ngày 29/09/2015) và 8,8 triệu cổ phần Thuận Lợi (Số: 01/2015/GCNCP, phát hành ngày 23/09/2019), tương ứng 20,8 triệu cổ phần, đi thế chấp tại OCB.
+Hợp đồng số 2 tổng cộng 11,2 triệu cổ phần Công ty Thuận Lợi được và cũng thế chấp tại OCB.
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng, bà Kim Oanh và ông Thuận mang tổng cộng 44 triệu cổ phần công ty Thuận Lợi thế chấp tại OCB.
Nói về Thuận Lợi, công ty lúc đó do ông Nguyễn Thuận làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Tháng 11/2019 thông tin thay đổi cho thấy Thuận Lợi tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 520 tỷ đồng (mệnh giá 50.000 đồng/cổ phần). Công ty do ông Nguyễn Thuận và bà Kim Oanh mỗi người sở hữu 40% vốn điều lệ. Còn bà Nguyễn Thị Nhung sở hữu 20% vốn.
Không chỉ bà Kim Oanh, ông Thuận, mà cùng ngày 23/9 kể trên, bà Nguyễn Thị Nhung cũng mang 6 triệu cổ phần Thuận Lợi thế chấp tại OCB.
Ngày 9/10 khi bà Oanh và Ông Thuận tiếp tục các hợp đồng thế chấp, thì bà Nhung cũng mang tiếp 2 triệu cổ phần Thuận Lợi đi thế chấp.
Như vậy tổng cộng cả bà Kim Oanh, ông Thuận và bà Nhung, chỉ trong vòng nửa tháng đã mang toàn bộ 52 triệu cổ phần, tương ứng 100% vốn điều lệ của Thuận Lợi đi thế chấp tại OCB.
Quay trở lại với bà Kim Oanh và ông Thuận, ngày 17/1/2020 cả 2 tiếp tục mang cổ phần của Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh đi thế chấp tại OCB, tổng 37,5 triệu cổ phần do cả bà Oanh và ông Thuận sở hữu.
Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Nhung cũng mang 3,75 triệu cổ phần Kim Oanh Sài Gòn thế chấp tại OCB.
Đồng thời tháng 5/2020 ông Nguyễn Phú Đức, tân Tổng Giám đốc của Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh cũng mang 3,75 triệu cổ phần Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh thế chấp tại OCB…
28/3/2020 bà Kim Oanh và ông Thuận có thông tin thay đổi tài sản đảm bảo là 12 triệu cổ phần Công ty Thuận Lợi (là tài sản đảm bảo cho khoản vay của CTCP Đầu tư xây dựng Nam Kim).
Ngày 10/3/2022 bà Kim Oanh và ông Thuận có mang tổng cộng 44,83 triệu cổ phần Thuận lợi thế chấp tại OCB.
Cùng ngày bà Nhung mang thêm 8,17 triệu cổ phần Thuận lợi thế chấp.
Tháng 8/2020 Thuận Lợi thông báo thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó cho thất vốn điều lệ doanh nghiệp đã tăng gấp đôi từ 520 tỷ đồng lên 1.050 tỷ đồng.
Đích đến OCB của những khoản thế chấp
Nhìn chung, các giao dịch thế chấp của hệ sinh thái Kim Oanh phần lớn đều chon OCB là đích đến. Có thể thống kê sơ bộ các giao dịch thế trên như sau:
-Cổ phần của Thuận Lợi, Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh.... đều đã bị mang di làm tài sản thế chấp.
-Bà Kim Oanh - người dứng sau hệ sinh thái Kim Oanh Group, cùng Phó Chủ tịch công ty, cũng tích cực mang cổ phần Thuận Lợi và hệ sinh thái Kim Oanh Group đi thế chấp.
Hệ sinh thái Kim Oanh Group có nhiều thông tin vay vốn tại OCB. Ngoài thông tin kiện tụng với nhà D. Thanh, còn nhiều lần liên quan đến những vụ kiện cáo khác.