Đô thị Vinahud: “Con nợ” nghìn tỷ của TPBank cùng chuỗi 7 quý thua lỗ liên tiếp, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng tiền mặt
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (Mã chứng khoán: VHD - UPCoM) vừa có quý thứ 7 liên tiếp thua lỗ đồng thời doanh nghiệp chỉ còn 1,3 tỷ đồng trong tài khoản cùng khoản nợ gần 2.000 tỷ đồng tại TPBank.
![Ảnh minh họa. Ảnh minh họa. ](https://media.tinnhanhnhadat.vn/images/upload//2025/02/08/hieuunganhcom-669f0b8d60d2b20240723084726.jpg)
Nối dài chuỗi thua lỗ
Theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ sau thuế 178,1 tỷ đồng, tiếp nối mức lỗ hơn 200 tỷ đồng của năm trước đó. Doanh thu năm nay giảm mạnh còn 195 tỷ đồng, lãi gộp chỉ đạt 10,6 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tài chính tăng gần 5 lần lên 220 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính cũng tăng mạnh 228 tỷ đồng YoY lên mức 388 tỷ đồng, triệt tiêu hoàn toàn lợi nhuận.
Riêng quý IV, Vinahud lỗ sau thuế 16,6 tỷ đồng. Đây đã là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp, đẩy lỗ lũy kế lên 313 tỷ đồng và kéo vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 67,9 tỷ.
Chuỗi lỗ này bắt đầu xuất hiện khi Vinahud vay hàng nghìn tỷ đồng từ TPBank hồi đầu năm 2023 để thâu tóm dự án Làng hoa Tiền Phong (Hà Nội) và góp vốn vào dự án Grand Mercure Hội An. Kể từ đó, áp lực lãi vay gia tăng, khiến Vinahud liên tục thua lỗ trung bình trên 50 tỷ đồng mỗi quý.
Hiện tại, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Vinahud lên tới 60 lần, trong khi hệ số nợ vay/vốn chủ cũng ở mức gần 27 lần. Công ty đang gánh khoản vay hơn 1.800 tỷ đồng song số dư tiền mặt chỉ còn vỏn vẹn 1,3 tỷ. Trong khi thời điểm đầu năm 2024, doanh nghiệp vẫn còn hơn 19 tỷ đồng tiền mặt. Việc huy động nguồn lực bị đặt nghi vấn trong bối cảnh 3.600 tỷ đồng (chiếm 86,5% tổng tài sản) đang nằm trong danh mục các khoản phải thu và hàng tồn kho.
![]() |
Ở phía bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của Vinahud là 4.092 tỷ đồng, giảm 637 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, công ty “gánh” khoản nợ vay tài chính 1.808 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nợ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Vinahud lên tới 60 lần, trong khi hệ số nợ vay/vốn chủ cũng ở mức gần 27 lần.
Được biết, TPBank hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của Vinahud, với dư nợ gốc giảm 760 tỷ đồng so với đầu năm, còn 1.226 tỷ đồng. Khoản tiền này được trả chủ yếu nhờ việc VHD đã chuyển nhượng vốn tại Mê Linh Thịnh Vượng - đơn vị phát triển dự án Làng hoa Tiền Phong có vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng.
![]() |
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinahud từng đề cập đến việc bán một phần dự án Làng Hoa Tiền Phong để giảm nợ vay, tăng nguồn thu. Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn R&H (doanh nghiệp thân thiết) cũng là chủ nợ lớn khi đã cho Vinahud vay 318 tỷ đồng trong năm qua.
Chủ tịch “mạnh tay” gom cổ phiếu
Trong bối cảnh doanh nghiệp đang đối mặt nhiều khó khăn thì mới đây, Ông Trương Quang Minh, Chủ tịch HĐQT Vinahud đã đăng ký mua vào 7,686 triệu cổ phiếu VHD, tương đương 20,22% vốn điều lệ Vinahud, với mục đích "đầu tư cá nhân". Giao dịch được thực hiện từ ngày 2/12-31/12/2024 thông qua phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, ông Minh sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,51% lên 24,74%, là cổ đông lớn nhất của Vinahud. Xếp sau là ông Nguyễn Đình Ngôn với 9,119 triệu cổ phiếu (24%), ông Nguyễn Hồ Nam với 8,663 triệu cổ phiếu (22,8%).
![]() |
Ông Trương Quang Minh, sinh năm 1975, giữ chức Chủ tịch Vinahud từ năm 2022, đồng thời cũng là nhà sáng lập CTCP Tập đoàn R&H. Động thái gom cổ phiếu của ông Minh diễn ra trong bối cảnh Vinahud đang đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud được thành lập chính thức từ năm 2007, với tiền thân từ Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị Vinaconex, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Sau một thời gian đi vào hoạt động, Công ty đã phát triển về mọi mặt, trở thành một công ty thành viên hoạt động theo lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản trong Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Vinahud được thành lập chính thức từ năm 2007, với tiền thân từ Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị Vinaconex, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Sau một thời gian đi vào hoạt động, Công ty đã phát triển về mọi mặt, trở thành một công ty thành viên hoạt động theo lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản trong Tổng công ty cổ phần Vinaconex.