'Đũa thần' xử lý nợ xấu hết hạn, sớm đột phá tái cơ cấu SCB

Thông tư 02 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu sắp hết hạn, Thủ tướng yêu cầu sớm có đột phá trong tái cơ cấu SCB, tăng trưởng tín dụng khả quan về địch 15%... là những thông tin quan trọng của lĩnh vực ngân hàng trong tuần qua.

Ngân hàng hút vốn ngoại: Chờ đón những thương vụ lớn trong 2025

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại một số ngân hàng thương mại cổ phần đã chạm trần và mong muốn được nới thêm. Nhiều nhà băng đang đẩy mạnh kế hoạch thu hút vốn ngoại.

Trong số 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết trên sàn chứng khoán, có tới 14 nhà băng có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên mức 15% vốn điều lệ.

Mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hứa hẹn còn sôi động trong thời gian tới khi nhiều nhà băng có chủ trương hút thêm vốn ngoại để nâng cao năng lực tài chính.

>> Xem thêm: Ngân hàng hút vốn ngoại: Chờ đón những thương vụ lớn trong 2025

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền gửi vào ngân hàng lập kỷ lục

Đầu tháng 12, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Từ đầu tháng 12, đã có 5 ngân hàng chính thức tăng lãi suất huy động, gồm: MSB, GPBank, TPBank, ABBank và IVB, với mức tăng phổ biến từ 0,1-0,3 điểm %/năm.

Mức lãi suất tiền gửi trên 6%/năm hiện không còn là "của hiếm". Hiện đã có trên 10 ngân hàng duy trì lãi suất huy động từ 6%/năm.

Lãi suất tiết kiệm tăng khiến tiền gửi vào ngân hàng liên tục lập kỷ lục. Tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so đầu năm. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 7,07 triệu tỷ đồng, tăng 3,43%; tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,95 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái.

>> Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền gửi vào ngân hàng lập kỷ lục

Quy định mới về xử lý nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1510 về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do bão số 3.

Theo Quyết định 1510, tổ chức tín dụng được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc, lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của NHNN đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

'Đũa thần' xử lý nợ xấu hết hạn, sớm đột phá tái cơ cấu SCB - Ảnh 1

>> Xem thêm: Quy định mới về xử lý nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Ngân hàng Nhà nước tăng phát hành tín phiếu

Trong những phiên gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuyển sang trạng thái hút ròng, sau khi liên tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng trong tháng 11.

NHNN đang hỗ trợ ròng hơn 8.500 tỷ cho hệ thống ngân hàng, giảm mạnh so với mức cao điểm gần 50.000-70.000 tỷ đồng duy trì trong giai đoạn cuối tháng 11.

NHNN giảm dần lượng thanh khoản hỗ trợ hệ thống trong bối cảnh lãi suất liên VND trên thị trường ngân hàng đã lao dốc mạnh trong những phiên cuối tháng 11.

>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước tăng phát hành tín phiếu

Phó Thống đốc NHNN: 'Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%'

Chiều 7/12, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, trả lời báo chí liên quan đến tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, từ đầu năm 2024 nền kinh tế đã gặp một số khó khăn nhưng đến nay và còn 1 tháng nữa hết năm, câu chuyện tín dụng đã giải quyết tích cực.

Phó Thống đốc đánh giá với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có thể đạt được.

>> Xem thêm: Phó Thống đốc NHNN: 'Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%'

Thủ tướng 'lệnh' có giải pháp đột phá xử lý Ngân hàng SCB

Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương hoàn thiện phương án, có giải pháp đột phá xử lý Ngân hàng SCB. Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, diễn ra ngày 7/12.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB trong tháng 12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang tích cực xử lý SCB với tinh thần đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan tới ngân hàng này, có lộ trình phù hợp để không làm thất thoát tài sản.

>> Xem thêm: Thủ tướng 'lệnh' có giải pháp đột phá xử lý Ngân hàng SCB

Cổ đông lớn nhất của Sacombank là ai?

Ngày 4/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.

Theo đó, hiện có 5 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông tổ chức và 1 cổ đông cá nhân, sở hữu từ 1% vốn điều lệ của Sacombank. Quỹ PYN Elite Fund là cổ đông nắm giữ hơn 125,9 triệu cổ phiếu, tương đương 6,68% vốn điều lệ của ngân hàng.

Theo sau là ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank với 62,5 triệu cổ phiếu, tương đương 3,32% vốn điều lệ. Người liên quan ông Dương Công Minh là bà Dương Thị Liêm (theo báo cáo quản trị) cũng nắm hơn 11,85 triệu cổ phiếu Sacombank, tương ứng 0,63% vốn.

>> Xem thêm: Cổ đông lớn nhất của Sacombank là ai?

Ngân hàng 'chạy nước rút' xác thực sinh trắc học

NHNN liên tục ban hành các thông tư liên quan gồm Thông tư 18/2024 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và Thông tư 04/2024 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó nêu rõ: từ ngày 1/1/2025, các chủ thẻ, ví điện tử muốn chuyển tiền, rút tiền, thanh toán… phải hoàn tất xác thực sinh trắc học. Nếu không hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học trước thời hạn trên, khách hàng sẽ không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch trực tuyến cũng như giao dịch thẻ nào.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng liên tục lên tiếng "đốc thúc" khách hàng hoàn tất việc cập nhật sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.

>> Xem thêm: Trước thời điểm cuối: Ngân hàng 'chạy nước rút' xác thực sinh trắc học

Ngân hàng rao bán Nhà máy găng tay Khải Hoàn Quốc tế thu nợ 691 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Khải Hoàn Quốc tế, được hình thành bởi 3 hợp đồng cho vay, cấp tín dụng vào năm 2021 và 2022.

Theo thông tin dư nợ tại VCB Sài Thành, tổng dư nợ của Khải Hoàn Quốc tế tính đến hết ngày 11/11/2024 là hơn 691,1 tỷ đồng, bao gồm 593,4 tỷ đồng dư nợ gốc, 92,5 tỷ đồng dư nợ lãi trong hạn và 5,2 tỷ đồng lãi quá hạn.

Giá khởi điểm của khoản nợ là 622 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 10% so với giá trị của khoản nợ.

'Đũa thần' xử lý nợ xấu hết hạn, sớm đột phá tái cơ cấu SCB - Ảnh 2
Phối cảnh nhà máy sản xuất găng tay Khải Hoàn Quốc tế

>> Xem thêm: Ngân hàng rao bán Nhà máy găng tay Khải Hoàn Quốc tế thu nợ 691 tỷ đồng

Thanh tra chỉ rõ nhiều tồn tại, vi phạm ở BaoViet Bank Đồng Nai

Thanh tra Ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kết luận thanh tra tại Ngân hàng Bảo Việt chi nhánh Đồng Nai (BaoViet Bank Đồng Nai).

Kết luận thanh tra đã chỉ ra loạt tồn tại trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay và giám sát vốn vay và các văn bản quy trình nội bộ tại BaoViet Bank.

NHNN tỉnh Đồng Nai đã khuyến cáo rủi ro với dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng tại BaoViet Bank. Cùng với đó là loạt tồn tại trong công tác thẩm định, cho vay.

>> Xem thêm: Thanh tra chỉ rõ nhiều tồn tại, vi phạm ở BaoViet Bank Đồng Nai

BaoViet Bank Đồng Nai: Hơn 1.000 tỷ cho vay không tài sản đảm bảo, tiềm ẩn rủi ro

Thông tư 02 về gia hạn nợ xấu sắp hết hiệu lực

Trước thời hạn 31/12/2024, nhiều lo ngại cho rằng việc Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ khiến ngành ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng. Chưa kể, việc xử lý các khoản nợ đó cũng sẽ trở nên phức tạp hơn khi nhiều doanh nghiệp chưa đủ khả năng phục hồi để đáp ứng nghĩa vụ tài chính, từ đó có thể khiến lợi nhuận của các ngân hàng suy giảm.

Tuy nhiên, trong trao đổi với VietnamFinance, một số chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, nhìn chung việc Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ không có quá nhiều tác động tiêu cực lên các ngân hàng.

>> Xem thêm: Thông tư 02 về gia hạn nợ xấu: Đến lúc khép lại 'sứ mệnh lịch sử'?

Chống sở hữu chéo ngân hàng thế nào?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin của cá nhân và người liên quan. Đồng thời, luật này đã điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông là tổ chức từ 15% xuống 10% và tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa cổ đông và người có liên quan, từ 20% xuống 15%.

Những thay đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024 được kỳ vọng sẽ minh bạch hóa, giảm thiểu tình trạng ngân hàng “tuồn vốn” vào các công ty “sân sau” hoặc rót vốn “ưu đãi nội bộ”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, quá trình thực thi bộ luật trên vẫn còn một số bất cập.

>> Xem thêm: Chống sở hữu chéo ngân hàng: 'Chỉ có công khai minh bạch thì mới có giám sát thực sự'

Minh Anh

Theo VietnamFinance