Được và mất gì khi đầu tư căn hộ suất ngoại giao?
Được và mất gì khi đầu tư căn hộ suất ngoại giao? Căn hộ suất ngoại là một phần trong dự án nhà ở mà các nhà đầu tư thường “để dành” với giá cả “hấp dẫn”. Chắc hẳn với những “ tay mơ” thì “căn hộ suất ngoại giao” là một khái niệm khá lạ lẫm, nhưng đối với nhà đầu tư bất động sản (BĐS) thì loại hình bất động sản này là một sức hút lớn.
Với mức giá hấp dẫn trong khi số lượng rao bán ít ỏi căn hộ suất ngoại giao trở thành mục tiêu săn lùng đối với những nhà đầu tư BĐS. Tuy nhiên đi kèm theo đó rủi ro “ mắt trắng” vì vậy những thông tin sau đây giúp bạn trả lời câu hỏi có nên đầu tư vào căn hộ suất ngoại giao không?
Căn hộ suất ngoại giao và những điều cần biết
Là những suất căn hộ được rao bán với mức giá ưu đãi từ chủ đầu dành cho một nhóm đối tượng nhất định. Giá chiết khấu mà chủ đầu tư đưa ra cho các căn hộ suất ngoại giao từ 5 đến 10% giá, một mức giá “hấp dẫn” rất nhiều so với thị trường. Căn hộ suất ngoại giao dành cho những người làm việc trong những cơ quan liên kết, đối tác của chủ đầu tư.
Với những người muốn mua căn hộ suất ngoại giao nhưng không nằm trong nhóm được ưu đãi thì có thể tìm và mua lại từ những người được hưởng suất. Ngoài ra, những người thuộc nhóm ưu đãi nhưng không có nhu cầu sẽ ký gửi lại cho chủ đầu tư hoặc rao bán lại trên các sàn giao dịch để bán lại cho những ai đang “săn tìm”.
Căn hộ suất ngoại giao: Khoản đầu tư cần cẩn trọng?
“Giá hời” so với thị trường bất động sản là lý do khiến căn hộ suất ngoại luôn được “săn đón”. Mặc dù mua lại căn hộ suất ngoại giao từ nhóm người được hưởng ưu đãi nhưng giá cả vẫn rẻ hơn so với các căn hộ cùng loại trên thị trường. Tuy nhiên, giá rẻ sẽ đi kèm rủi ro, đặc biệt có 3 KHÔNG dành cho người muốn tìm mua căn hộ suất ngoại.
Đầu tiên, loại hình bất động sản này không được pháp luật bảo hộ vì theo Khoản 55 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nhà chung cư hay tòa nhà hỗn hợp phải được nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà thì mới đủ điều kiện kinh doanh. Thế nên, chủ đầu tư có thể rao bán ngay những căn hộ suất ngoại giao khi còn nằm trên bản vẽ mà không cần phải nghiệm thu đúng như luật quy định. Nếu không cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng bạn có thể “trắng tay” nếu dự án gặp vấn đề.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán căn hộ suất ngoại giao không được phép chuyển nhượng. Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ sẽ chỉ cấp cho người đứng tên trong hợp đồng mua căn hộ suất ngoại giao và không dược chuyển nhượng cho người mua lại căn hộ. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc rủi ro xảy đến thì pháp luật sẽ không đứng ra giải quyết và chủ đầu tư không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với người mua lại căn hộ suất ngoại giao.
Không thể chuyển nhượng “hợp pháp” các căn hộ suất ngoại giao. Dù nằm trong nhóm được mua căn hộ suất ngoại giao hay nhóm người mua lại từ những người có suất thì việc bán lại một cách “hợp pháp” là điều không thể. Theo Khoản 4 Điều 62 Luật nhà ở năm 2014 thì giấy chuyển nhượng từ chủ căn hộ với người mua lại suất ngoại giao không c
ó hiệu lực pháp lý vì thế đối với chủ căn hộ suất ngoại rất khó có thể bán lại vì người mua “e ngại” các rủi ro. Và đối với những người đã mua lại và có ý định chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn vì không có các giấy tờ pháp lý để cung cấp cho người mua phía sau.
Không có nhiều lựa chọn khiến người mua khó tìm được một căn hộ suất chung cư mà mình “ưng ý”. Vì căn hộ được bán trong suất ngoại giao luôn được bán ra với số lượng ít ỏi và căn hộ được chỉ định từ trước,thế nên người mua không thể lựa chọn căn hộ có vị trí hay phong thủy đúng với mong muốn của mình.
Mặc dù căn hộ suất ngoại giao có sức hút rất lớn nhưng tiềm ẩn bên cạnh đó không ít các nguy cơ. Bạn sẽ “mất trắng” khi mua căn hộ vì sự hấp dẫn từ mức “giá hời” mà bỏ qua những rủi ro của nó. Tuy vậy, nếu muốn sở hữu căn hộ này bạn cần phải kiểm tra kỹ các thông tin về dự án và pháp lý để có được những quyết định đúng đắn.
Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh:
“Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.”
Khoản 4 Điều 62 Luật nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội:
“ Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.”