Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo 'siết' tín dụng vào bất động sản, chứng khoán

Văn bản mới đây của NHNN yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông...

Văn bản mới đây của NHNN yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông...

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo \'siết\' tín dụng vào bất động sản  
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo \'siết\' tín dụng vào bất động sản  
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng với mục đích nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, NHNN đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gồm: Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Agribank, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục xử lý nợ xấu; triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN và phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại chương trình.

Đối với công tác điều hành tín dụng, NHNN chỉ đạo chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, NHNN yêu cầu không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nêu trên.

Đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định liên quan.

Trước đó, NHNN đã nhiều lần yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chất lượng tín dụng của mình, đặc biệt là cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, NHNN vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện. Còn những bất động sản mang tính đầu cơ hoặc thuộc dự án lớn có độ rủi ro cao vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ.

Sau văn bản của NHNN, ít nhất 2 nhà băng lớn đã có tín hiệu dừng cho vay bất động sản hoặc dừng giải ngân ở một số loại hình vay mua bất động sản. Dù vậy đây là các hoạt động thường xuyên của ngân hàng nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh dòng tín dụng đi vào đúng lĩnh vực ưu tiên.

Chỉ đạo của NHNN được đưa ra trong bối cảnh xu hướng doanh nghiệp bất động sản kiểm soát ngân hàng trỗi dậy. Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp bất động sản trở thành ông chủ tại các ngân hàng đang làm gia tăng lo ngại về rủi ro cho vay, khi dòng vốn ngân hàng có thể bị điều tiết để cho vay các doanh nghiệp sân sau một các dễ dàng.

Với việc các nhà phát triển bất động sản hiện sở hữu rất nhiều công ty con, công ty liên kết, rủi ro dễ thấy là các doanh nghiệp bất động sản có thể sử dụng các công ty liên kết mà chủ sở hữu không liên quan trực tiếp để vay vốn ngân hàng. Trong những trường hợp đó, ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay vượt qua quy định theo Luật của các tổ chức tín dụng (tối đa 25% vốn) một cách “hợp pháp”.

Đây không phải là rủi ro trên lý thuyết. Ngay tại châu Âu, nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng đã dính vào những vụ việc tương tự, chẳng hạn như việc Credit Suisee đã lộ ra hàng loạt khoản vay “bắc cầu” và chịu thiệt hại nặng nề trong vụ sụp đổ của công ty dịch vụ tài chính Greensill Capital.

Một số chuyên gia phân tích cảnh báo các hình thức sở hữu mới này có thể ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản gián đoạn. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đặc biệt quan tâm tới các ngân hàng đóng vai trò “sân sau” của các tập đoàn bất động sản.

Hương Thảo

Theo Sở hữu trí tuệ