Thanh Hóa: Siêu dự án hoá chất 12.000 tỷ đồng sắp được khởi công

Khu kinh tế Nghi Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa, Thị xã Nghi Sơn, Gang Thép Đức Giang

Được biết, trong năm 2023, tập đoàn hoá chất này đã mua lại 100% vốn của Công ty Cổ phần Phốt pho 6 từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Tiến và tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, đưa vào vận hành ổn định từ tháng 10/2023.  
Được biết, trong năm 2023, tập đoàn hoá chất này đã mua lại 100% vốn của Công ty Cổ phần Phốt pho 6 từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Tiến và tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, đưa vào vận hành ổn định từ tháng 10/2023.  

Đựợc biết, Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, do Công ty TNHH một thành viên Đức Giang - Nghi Sơn làm chủ đầu tư, có diện tích đất sử dụng khoảng 30 ha, quy mô 136.000 tấn hóa chất/năm, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2.400 tỷ đồng theo giấy phép chấp thuận chủ trương ban đầu. Dự án được phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.

Dự án sản xuất hóa chất cơ bản để phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các hợp chất có dẫn xuất đi từ khí Clo lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, mang hàm lượng công nghệ cao như CloraminB, Axit photphit phục vụ cho sát khuẩn và thay thế cho hàng nhập khẩu. Chắc chắn khi dự án đi vào hoạt động, ngoài ý nghĩa về công ăn việc làm, các dịch vụ khác đi kèm, theo chúng tôi còn sử dụng nhiều nguyên liệu có tại địa phương như: đá vôi, muối ăn… tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp khác.

Đây chỉ là 1 trong 3 dự án được tiến hành tại Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn. Dự án số 2 sản xuất Xút rắn 100.000 tấn/năm và nhựa PVC 150.000 tấn/năm với mức đầu tư 6.000 tỷ đồng. Dự án số 3 là Nhà máy sản xuất Sô Đa công suất 400.000 tấn/năm, với mức đầu tư 3.600 tỷ đồng. Chắc chắn khi 3 dự án đi vào hoạt động, Tổ hợp này sẽ trở thành Tổ hợp Hóa chất lớn nhất Việt Nam. Cùng với ý định của Thanh Hóa biến Khu công nghiệp số 15 (Khu công nghiệp Đồng Vàng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành Trung tâm lớn sản xuất hóa chất các loại.

Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác GPMB và được cho thuê đất (đợt 1) với diện tích 17,8 ha; đã giải ngân 461,5 tỷ đồng, gồm: ký quỹ đầu tư 18,5 tỷ đồng, san lấp mặt bằng 130 tỷ đồng, lập hồ sơ thiết kế 43 tỷ đồng, đặt mua thiết bị 270 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ Báo cáo ĐTM, và được phê duyệt trong năm 2023. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định để khởi công xây dựng

Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Đức Giang xem dự án Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn, Thanh Hóa như “át chủ bài” của công ty trong dài hạn khi hoạt động kinh doanh của nhà máy tại Lào Cai đã đến giai đoạn không thể phát triển thêm.

Dự án này sau đó đã được DGC điều chỉnh tăng mạnh vốn đầu tư cho giai đoạn 1 lên 10.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư toàn dự án được giữ nguyên ở mức 12.000 tỷ đồng, công suất 50.000 tấn/năm - cao nhất Việt Nam và bằng 28% tổng công suất của năm nhà máy lớn nhất trong nước cộng lại.

Khi đi vào hoạt động, dự án Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn sẽ cho ra 150.000 tấn xút NaOH (xút) quy đặc 100%; 150.000 tấn nhựa PVC; 34.000 tấn bột tẩy trắng Ca (OCI)2; 1.000 tấn chất diệt khuẩn Chloramin B; 30.000 tấn chất xử lý nước PAC; 15.000 tấn axit HCI 31% và 10.000 tấn nước tẩy Javen 10%.

Để cho ra sản phẩm xút, nhà máy sử dụng công nghệ điện phân muối ăn (thường phải lấy từ nguồn nhập khẩu) qua màng trao đổi ion. Với sản phẩm nhựa PVC, nguồn nguyên liệu đầu vào chính là đá vôi.

 Xút được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, xà phòng, tẩy trắng vải sợi, xử lý nước, chế biến thực phẩm, dược phẩm, thuốc sâu. Ngoài ra xút còn dùng để sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất). Xút còn được dùng để chế biết dầu mỏ và một số ngành công nghiệp khác.

DGC cho biết, nhiều sản phẩm đầu ra của dự án Tổ hợp Xút chất dẻo là những loại hoá chất mà nguồn cung trong nước hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng NaOH đang đang phần lớn dựa vào nguồn cung từ Trung Quốc (chiếm 40% - 50% nhu cầu sử dụng) trong khi các doanh nghiệp trong nước như CTCP Hóa chất cơ bản Miền Nam, hoặc Công ty Hóa chất Việt Trì đang hoạt động hết công suất.

Hiện tại DGC đã nhắm đến nhiều khách hàng lớn ngay tại Khu kinh tế Nghi Sơn như Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn cũng như các tổ hợp nhà máy lân cận như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Nam Định.

Theo đánh giá mới nhất của Chứng khoán KB Securities Vietnam (KBSV), với dự phóng thận trọng, Tổ hợp Hoá chất Nghi Sơn sẽ hoàn thành trong quý II/2025, đóng góp khoảng 670 tỷ đồng vào doanh thu năm 2025 của DGC với biên lợi nhuận gộp đạt 12%. Các năm sau đó, doanh thu sẽ tăng dần và đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm khi tổ hợp đạt công suất tối đa.

Khi cả 3 dự án thành phần của Tổ hợp hoàn thành và hoạt động với công suất tối đa, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại khoản doanh thu mỗi năm trên 10.000 tỷ, tạo ra 1.500 việc làm và hàng năm nộp hàng nghìn tỷ vào ngân sách tỉnh Thanh Hóa.

Lê Doãn Tài

Theo Chất lượng và Cuộc sống