Thị trường chứng khoán 22/6: Thanh khoản giảm dần, VN-Index vẫn lập đỉnh mới

Trong phiên giao dịch 22/06, mặc dù có lúc tăng hơn 13 điểm, tuy nhiên áp lực chốt lời tăng mạnh ở phiên chiều đã làm thu hẹp đáng kể đà tăng của chỉ số VN-Index, đóng cửa chỉ còn tăng hơn 7 điểm. Dù không giữ được mức cao nhất ngày, nhưng nhờ sự hỗ trợ của nhóm bluechips, VN-Index vẫn xác lập mức đóng cửa lịch sử mới.

Trong phiên giao dịch 22/6, mặc dù có lúc tăng hơn 13 điểm, tuy nhiên áp lực chốt lời tăng mạnh ở phiên chiều đã làm thu hẹp đáng kể đà tăng của chỉ số VN-Index, đóng cửa chỉ còn tăng hơn 7 điểm. Dù không giữ được mức cao nhất ngày, nhưng nhờ sự hỗ trợ của nhóm bluechips, VN-Index vẫn xác lập mức đóng cửa lịch sử mới. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là thanh khoản thị trường đang giảm dần. Ngoại trừ phiên giao dịch 1/6 chỉ giao dịch buổi sáng, đây là phiên có thanh khoản thấp nhất gần 1 tháng của sàn HOSE.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ dạng ‘Doji’ thứ hai tại vùng đỉnh 1.370-1.380 điểm là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy đà tăng đang tạm thời chững lại. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý mô hình "Tri-star Doji", cho tín hiệu đảo chiều giảm giá tại vùng đỉnh.

Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.370-1.375 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.360-1.365 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.380-1.385 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.390-1.395 điểm.

Quay trở lại phiên giao dịch, với 189 mã tăng và 204 mã giảm, VN-Index tăng 7,34 điểm (tương đương 0,53%) lên 1.379,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 747 triệu đơn vị, giá trị hơn 22.393 tỷ đồng, giảm 3% về khối lượng và 1% về giá trị so với phiên 21/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 52 triệu đơn vị, giá trị gần 2.03 58 tỷ đồng.

Trước áp lực gia tăng, nhóm bluechip vẫn giữ được sự đồng thuận, với rổ VN30 có 17 mã tăng so với 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu là VNM, PLX và BID. Trong đó, nhiều mã ngân hàng duy trì vững đà như MBB tăng 3,3% lên 42.000 đồng, CTG tăng 3,2% lên 51.900 đồng, các mã HDB, ACB, MSB, LPB tăng trên 2%.

Trong nhóm ngân hàng, cổ phiếu HDB gây chú ý khi không chỉ tăng mạnh 2,1% khớp hơn 4,8 triệu đơn vị, mà còn là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất xét về khối lượng hơn 1,3 triệu cổ phiếu HDB, giá trị hơn 44,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, NVL vẫn tăng hơn tăng 4% lên 113.500 đồng, GAS tăng 2% lên 94.900 đồng, các mã tăng từ 1% có VCB, TPB, TCB, STB, HPG, SSI. Ở chiều ngược lại, VPB là mã ngân hàng duy nhất còn giảm điểm với mức giảm 0,8% về 66.000 đồng, các mã VRE, VHM, FPT, MSN, REE… giảm không quá 1%

Về thanh khoản, MBB khớp lệnh cao nhất rổ VN30 với 35,45 triệu đơn vị, tiếp đó là STB với 25,18 triệu đơn vị, CTG với 21,91 triệu đơn vị. Các mã HPG, TCB, VPB và POW khớp từ 13-18 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ đã đậm hơn trong phiên chiều với mức giảm khá mạnh ở AAA, DLG, HQC, HNG, ITA, SCR, HAG, FIT, HHS, LDG… Trong đó, các mã AAA, DLG, HQC, HNG khớp từ 14-21 triệu đơn vị, còn ITA, SCR, HAG, FIT, HHS, LDG… khớp từ 5-11 triệu đơn vị.

Trong khi đó, cổ phiếu đáng chú ý nhất là FLC đã quay đầu tăng điểm 1% lên 14.550 đồng nhờ sức cầu mạnh mẽ với 44,35 triệu đơn vị được sang tay, dẫn đầu sàn HOSE. Mã ROS cũng tăng 0,9% lên 6.860 đồng và khớp 16,38 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, đà tăng giảm đáng kể trong phiên chiều trước áp lực bán mạnh, nhưng nhiều cổ phiếu trụ ngân hàng, chứng khoán và dầu khí vẫn ổn định để duy trì sắc xanh. Đóng cửa, với 101 mã tăng và 113 mã giảm, HNX-Index tăng 0,84 điểm (+0,27%) lên 317,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 163,4 triệu đơn vị, giá trị gần 3.671 tỷ đồng, tăng 20% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên 21/6. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 24,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 735 tỷ đồng.

Áp lực chốt lời khiến rổ HNX30 quay đầu giảm điểm với một số mã giảm mạnh như HUT -5,6% xuống 8.400 đồng, LAS -4,1% xuống 13.900 đồng, TNG -3,2% về 24.200 đồng. Dù vậy, các mã SHB vẫn tăng 1,1% lên 27.200 đồng, PVS tăng 0,3% lên 30.500 đồng, PVB tăng 4,2% lên 17.500 đồng, PVC tăng 0,8% lên 12.200 đồng, SHS tăng 1% lên 41.200 đồng, CEO tăng 1,9% lên 11.000 đồng.

Trên UPCoM, diễn biến rung lắc mạnh tiếp diễn trong phiên chiều, nhưng sắc xanh vẫn được duy trì đến hết phiên khi các mã lớn vẫn ổn định. Đóng cửa, với 178 mã tăng và 136 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,43%) lên 90,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 89,61 triệu đơn vị, giá trị 2.147 tỷ đồng, tăng 18% về khối lượng và 42% về giá trị so với phiên 21/6. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,77 triệu đơn vị, giá trị 612,97 tỷ đồng. BSR và OIL vẫn là 2 mã dầu khí giao dịch nổi bật nhất, trong đó BSR +2,4% lên 21.500 đồng và khớp lệnh cao nhất sàn với 18,24 triệu đơn vị, OIL tăng 5,3% lên 16.000 đồng và khớp hơn 5,2 triệu đơn vị.

Để giảm thiểu rủi ro ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên tập trung vào yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, đặc biệt là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý II khả quan để chuẩn bị cho mùa báo cáo tài chính sắp tới. Khuyến nghị sang trạng thái hạn chế mua mới và giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn, tránh mua đuổi giá xanh cũng như sử dụng margin ở thời điểm hiện tại.

Minh Châu

Theo DNVN